Site icon Chim Cảnh Việt

KINH NGHIỆM NUÔI XÍCH, NGỰC HỒNG CĂN BẢN

KINH NGHIỆM NUÔI XÍCH, NGỰC HỒNG CĂN BẢN

I – MỚI MUA VỀ

Mới mua về: nên mua buổi sáng,về cho uống nước 1,2 muỗng cà phê nghĩ ngơi 2,3 tiếng có thể ít hơn vì tuỳ diều lúc đem về, xem bầu diều có xẹp không nếu xẹp cho ăn thức ăn của mình ăn ít cho quen khoảng 5cc, nếu không xẹp cho uống men tiêu hóa antibio/probio, mua đúng men nha đừng mua loại cốm, men nó màu trắng, khoảng 5 muỗng cà phê nước pha với 1/5 muỗng cà phê antibio, cho uống 2-3 muỗng thui còn dư bỏ (về phần pha men có pha nhiều hay ít tí cũng ko sao vì nó ko có hại), đến chiều chưa xẹp thì vẫn uống antibio, nếu chiều xẹp thì bơm 5cc và đến tối khi tiêu hoá hết cũng vậy bơm tiếp 5cc.

Nếu ngày đầu tiêu hoá ok thì ngày 2 bơm 10cc, 2 ngày đầu các bạn bơm bột xong kèm 2-3 muỗng men pha cho quen thức ăn trung bình 2 tiếng bơm 1 lần khi đã tiêu hóa ổn định thì tăng lên 15cc và 20cc là tối đa đối với xích, Ngực hồng thì 10cc và 15cc là tối đa, cách 4 tiếng ngày 4 lần 8h/12h/4h/20h thời gian các bạn có thể tự sắp xếp và quan sát diều em nó bao lâu tiêu hoá trong 1 cử để canh bơm cử tiếp theo ,bơm nhiều hơn cũng được nhưng dễ sốc thức ăn do căng diều quá dẫn đến ăn không tiêu thì hơi mệt tí.

Bơm mỗi ngày đúng theo tỉ lệ không nên bữa ít bữa nhiều không tốt. (cử bơm có thể tăng lên do độ lỏng đặc của bột cố gắng xem mấy tiếng bé tiêu hóa hết nếu 2 tiếng cạn diều thì có thể 2 tiếng rưỡi hay 3 tiếng cho ăn cử tiếp theo đừng để cạn diều qua tiếng thứ 4, nếu 3 tiếng cạn diều thì cũng như thế có thể để bé đến 3 tiếng rưỡi hay 4 tiếng đừng để qua tiếng thứ 5, để lâu bé thiếu nước, vẹt non mất nước lâu sẽ dễ chết.

Cách pha bột : 

Đối vơi kaytee hoặc A21 khi vẹt non mới mua về ngày đầu các bạn pha tỉ lệ 1/5 ,tỉ lệ này thì bột rất loãng, loãng như sữa ấy, 1/5 có nghĩa là 1 muỗng bột và 5 muỗng nước với nước thì khoảng 40 độ, nếu có nhiệt kế thì ok, các bạn pha sao cho đủ 1 cử để tránh bỏ hoang phí, dao động có thể 2/10 đối với xích và 1,5/7,5 đối với NH cho 1 cử đút bột.

Ngày thứ 2 các bạn sẽ pha 1/4 cho các bé,và các bạn giữ công thức này đến khi bé gần đủ lông chỉ còn lông dưới cánh và ngay diều là chưa mọc đủ, thì các bạn sẽ pha 1/3,5 và pha như thế cho đến khi bé tập ăn, đừng pha đặc hơn ko tốt cho bé. Các bạn hãy pha đúng chuẩn để khi có gì trục trặc như ăn ko tiêu,ói,tiêu chảy,thì khi đó mình tìm nguyên nhân và điều trị cho bé sẽ đỡ hơn, chứ nay cho ăn vầy mai cho ăn ít hoặc nhiều hơn thì hơi mệt nha các bạn.

Lưu ý cố gắng mua dư thức ăn đừng để hết rồi chạy đi mua hoặc đổi thức ăn, thì lúc này các bạn phải làm quen lại thức ăn cho bé, nếu nó khoẻ tiêu hoá tốt thì ko nói, còn yếu yếu hay kén ko chịu ăn,ăn vào ói ko tiêu vì lạ thức ăn thì các bạn cực kì mệt,thật đó,lúc đó lại phải đổi lại,đổi qua đổi lại vô tình làm nó rối loạn tiêu hoá. kết quả chả vui tí nào!

II – XỬ LÝ VẸT NON ĂN KHÔNG TIÊU:

Ăn không tiêu có nghĩa là diều được cho ăn từ 7h sáng với dạng bột lỏng như sữa (còn dạng bột được pha sệt đặc nó lại khác nha các bạn mình ko nên cho ăn vậy dễ bị ăn ko tiêu,sẽ có bài pha bột cho các bạn ở dưới) nhưng tới 12h trưa vẫn cứng không xẹp hoặc xẹp được 1 tí thậm chí tới 18h cũng chỉ xẹp được phân nữa để như vậy vẹt rất yếu có nguy cơ nếu không can thiệp, nếu vẹt bị ăn không tiêu trên 5 tiếng với bột pha như nói trên dạng lỏng thì phải dùng men can thiệp, còn mà vấn đề ăn ko tiêu mà kèm theo chảy mũi ỉa máu đỏ thì đó là chuyện khác, ở đây mình chỉ nói cơ bản là vẹt ăn không tiêu ngửa cổ mắt nhắm cơ thể yếu ớt do mất nước kèm theo đi phân lỏng nước và 1 chút trắng có khi vàng vàng, vàng vàng là do thức ăn có sữa bé ko tiêu được sữa.

III – CÁCH CHĂM VẸT NON:

Tổ cho vẹt non chỉ cần 1 thùng mỳ gói hoặc thùng carton kích thướt 30*30 cao 50 là được, nếu thùng to hơn cũng ko sao chỉ là lúc lót chuồng hơi phí vật liệu, vật liệu lót chuồng có thể dùng giấy vệ sinh xé nhỏ lót cho bé và thay ngày 2 lần sáng và chiều, hoặc là mùn cưa bán ở tiệm hamster, lót mùn cưa nhớ mua loại to,đừng mua loại nhuyễn hoặc mua về lấy rây rây ra nhưng hạt nhỏ hạt bụi, mùn cưa thì vài ngày thay quan sát khi nào dơ hôi thì thay ngay.

Sưởi ấm thì tphcm ko cần sưởi chỉ cần để ở nhiệt độ phòng từ 32 tới 34 độ là ok, nếu hà nội lạnh dưới mức đó thì dùng 1 bóng đèn sợi tóc 40w, chế thêm cái hộp đục lỗ xung quanh thả bóng đèn vào rồi để vào trong hộp tổ,ko nên để bóng đèn trực tiếp vào hộp, nếu được mua thêm cái nhiệt kế xem vùng đó bao nhiêu độ là tốt nhất.

Thức ăn nuôi vẹt non thì: nếu có điều kiện mua kaytee 1 loại bột chuyên dụng cho vẹt của nước ngoài, còn ko nữa thì mua gói cháo ăn liền chỉ lấy phần cháo pha cho vẹt non ăn ,hoặc các bạn có thể mua bột gạo lứt 100% gạo lứt, về hai loại này thì ăn vẫn sống tỷ lệ chết vẹt non thấp mặc dù dinh dưỡng rất hạn chế . Khi ăn tiêu hoá 1 trong 2 loại đó ok thì các bạn có thể pha thêm bột đậu xanh đỏ đen đã được rang và xay mịn, các bạn từ tìm mua hoặc tự làm nha, rồi về pha thêm vào.

IV – TẬP ĂN CHO VẸT ĐỦ LÔNG: 

Nếu vẹt đã đủ lông kín hết người là bắt đầu biếng ăn, nhịn ăn để gọn người lại để tập bay, tập ăn, thì đầu tiên bạn phải hiểu là bắt buộc phải giảm lượng cử đút lại từ 4,5 cử xuống thành 1 cử vào buổi tối từ sáng tới chiều không bơm 1 chút bột nào cả, Buổi sáng để nữa trái bắp nếp sống , cốc nước sạch cho nó nhớ là ko được bơm gì nữa cho dù 1,2cc cũng ko, sau đó quan sát từ sáng tới chiều :

Khi chuyển từ thức ăn dạng bột sang thô thì bầu diều không như lúc còn nhỏ  mà thay vào đó là xẹp lép do vẹt ăn một ít rồi tiêu hết rùi lại ăn một ít , ko bao giờ nó ăn căng tròn diều như lúc nhỏ  ,lúc này các bạn cần nhìn vào thức ăn chứ ko sờ diều hay nhìn diều nữa, ko có tác dụng.

V – DẠY NÓI CHO VẸT:

Khi nào thì có thể bắt đầu dạy nói:

Dạy như thế nào ? có 2 cách cho bạn:

VI – VẤN ĐỀ VẸT  CẮN CHỦ:

Đối với vẹt ngực hồng, vẹt xích thì 10 con hết 8 con thì từ tháng tuổi thứ 3 trở đi sẽ hình thành bản năng tự vệ gặp gì giật mình là cắn, khiều khiều là cắn, vuốt vuốt là cắn,do nó vẫn còn bản tính hoang dã trong máu của nó cho đến tháng tuổi thứ 6 trở đi có thể sớm hơn bé sẽ hiền lại và thân thiện với chủ (quan trọng nhất là cách tiếp cận bé của các bạn) .

Rồi càng nuôi lâu mức độ thân sẽ tăng lên nhiều trong quá trình này bé có lỡ cắn hay vô tình cắn đến chảy máu thì cũng ko được bún mỏ tát bé hay làm 1 hành động gì nếu ko bé nó nhớ và rất hung dữ về sau, cho dù có thân cỡ nào khi giật mình vẫn phập mình rất đau thậm chí chảy máu. Ngược lại sau này sẽ là những cái cắn nhè nhẹ nếu ko bị đánh từ nhỏ, nhớ nhé bất kỳ lý do gì cũng ko được đánh, mức độ hiền lại nhanh hay chậm tùy thuộc các bạn tiếp xúc bé mỗi ngày, cho nên có người nuôi vẹt cứ hỏi tại sao nuôi non lên mà nó vẫn cắn, họ ko biết nên hục hẫn lắm rồi so sánh nuôi vẹt ko bằng nuôi cún, mỗi loài có tính đặc thù riêng.

Khắc phục vẹt quá hung dữ thậm chí cắn chảy máu:

Nếu vẹt non nuôi lên quá hung dữ thậm chí cắn đến nổi chảy máu nếu muốn rút ngắn thời gian cọc cằn này thì các bạn có thể dùng bình xịt nước: xịt bằng tia nước thẳng vuốt đầu nó bằng lòng bàn tay tránh vuốt bằng ngón tay ,nó có lỡ cắn thì mặt phẳng lòng bàn tay phẳng nó hạn chế phập được tay trái chuẩn bị vuốt còn tay phải cầm bình nước để sẵn ngay mỏ nó khoảng cách 2 gang tay chỉ thẳng ngay miệng đừng chỉ ngay mắt thốn đuôi mắt đó,t ay trái vuốt nếu nó quay cắn nạt nó đồng thời bum bum bình xịt vào họng.

VII – THỨC ĂN CHO VẸT ĐỦ LÔNG:

Tránh cho vẹt ăn tuyệt đối:  bơ,đậu khô (đậu sống gồm đậu xanh đậu đỏ đen đậu nành, còn về  đậu phộng thì đang gây tranh luận nên mình ko nói đến ,đậu sống khi ăn nó sẽ cắn bể văng tùm lum chứ ko ăn được các bạn có thể cho nảy mầm nếu ko chịu ăn nảy mầm thì đem luộc 10 phút nhé),socola,caphe,rượu,tỏi,nấm,đường,muối.

Công thức tương đối cho 1 ngày: 50% ngũ cốc,45% rau củ quả,5% chất béo,đạm từ động vật như trứng 10% tuần 2,3 lần(khi bổ sung đạm thì giảm lượng ngũ cốc xuống 40%).không cần phải có đủ số lượng thức ăn trên 1 ngày mà chỉ cần có 1 hoặc vài món trong ngày theo thành phần là được.

Chúc các bạn có 1 bé vẹt như ý!

Exit mobile version