Site icon Chim Cảnh Việt

Co giật ở trẻ em – nguyên nhân bệnh và xử trí

Co giật là một hội chứng thường gặp với trẻ em tại Việt Nam. Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về mặt ý thức, hành vi, vận động, cảm giác do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của một nhóm neuron thần kinh.
Có rất nhiều trường hợp được đưa vào điều trị khá muộn dẫn đến di chứng nguy hiểm cho trẻ. Để nắm được những hiểu biết cơ bản về hội chứng này, từ đó tìm ra nguyên nhân và cách xử trí phù hợp, mời quý độc giả tham khảo bài viết sau đây.

1. Hội chứng co giật là gì?

Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, co giật không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng thần kinh nào đó cần được khảo sát kỹ nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp. Các rối loạn chức năng thần kinh thường bộc phát, có thể có biểu hiện gồm giảm hay mất tri giác, hoạt động vận động bất thường, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, rối loạn hệ thần kinh tự chủ.

Hội chứng co giật ở trẻ sơ sinh
Co giật thường gặp đối với trẻ em trong độ tuổi 6 tháng đến 5 hay 6 tuổi, tần suất khoảng 3 đến 5%. Tỉ lệ co giật chiếm 0.2 đến 0.4 % tổng số trẻ sơ sinh. Tỉ lệ tử vong do mắc hội chứng này chiếm 10 đến 15 % số trẻ co giật.
Hội chứng co giật là là hiện tượng co giật tái đi tái lại không liên quan đến sốt hay tổn thương não cấp. Do đó, theo thống kê tại các bệnh viện, chỉ có khoảng 3 đến 4% trẻ sốt kèm theo co giật, và khoảng 96 đến 97% trẻ bị sốt sẽ không bị co giật.

2. Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Tỷ lệ mắc hội chứng co giật cao nhất ở lứa tuổi < 3 tuổi và giảm dần khi trẻ lớn hơn. Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:
a. Nguyên nhân nhiễm trùng
b. Các bệnh tâm – thần kinh
c. Rối loạn chuyển hoá
d. Chấn thương hay bất thường mạch máu
e. Ngộ độc

3. Biểu hiện của trẻ co giật

4. Xử trí khi trẻ co giật


Để trẻ nằm xuống và nghiêng sang một bên khi trẻ bị co giật
Chú ý:
Co giật không phải là một chẩn đoán hoàn chỉnh nhưng nó là triệu chứng của bệnh lý thần kinh có trước, đòi hỏi phải khảo sát toàn diện và có kế hoạch xử trí. Do đó bạn nên tìm hiểu về nó để giúp trẻ tránh mắc phải cũng như có phương pháp điều trị đúng nếu như trẻ mắc bệnh.
Theo Benh.vn
Exit mobile version