Site icon Chim Cảnh Việt

Các bước dưỡng chim khi mới mua về

Hôm nay xin chia sẻ với bạn chơi các bước cơ bản mà tôi thường ứng dụng trong việc dưỡng chim mới mua, mới bắt về nhà.

Bước 1: Cách ly
Tôi không bao giờ cho một cá thể (hay nhiều cá thể) chim mới về nhà vào ngay chuồng chung với các cá thể đang ở nhà. 

Lí do: dù chim mới trông có thể rất khoẻ mạnh: các chế độ ăn, điều kiện nuôi nhốt… của nó không giống với chim đã nuôi ở nhà tôi và do vậy: nó cần được tập cho thích nghi với chế độ nuôi dưỡng mới.
Với những chim mua ở chợ, chim đặt mua từ lái, chim không rõ nguồn gốc: càng cần phải cách ly để theo dõi thực tế chất lượng chim.
Nơi để cách ly cần tránh xa các chuồng chim ở nhà càng nhiều càng tốt. Nơi cách ly cần thoáng, nhưng đủ ấm. Và quan trọng là càng ít tác nhân gây ảnh hưởng tâm lý càng tốt (người, chó mèo, chuột, xe cộ…).

CHUỒNG CÁCH LY: 

Chuồng cách ly có thể dùng bất cứ loại chuồng nào, miễn là dễ chăm sóc và quan sát chim trong thời gian nuôi cách ly. Tôi dùng một cái chuồng nhỏ Trung Quốc bằng sắt nhúng nhựa để tiện chùi rửa như hình trên.

Trong chuồng cần có:

Mục đích để nhiều cóng là để chim dễ dàng tìm thức ăn, nước uống. Khi mới bắt về: chúng có thể hoảng loạn và các loại cóng đựng thức ăn, nước uống có cơ chế phức tạp có thể khiến chim không ăn uống được và chết đói, chết khát.

Tôi thường dùng các loại cóng đơn giản cho chim trong thời gian dưỡng. Để dễ kiểm soát chất lượng thức ăn, dễ quan sát mức độ ăn của chim và dễ vệ sinh:

NỀ NẾP SINH HOẠT: 
Rất nhiều người nuôi có thói quen nhìn ngắm chim mới đến tận khuya – một thói quen xấu (dù hoàn toàn có thể thông cảm được về mặt tâm lý!).
Việc suốt ngày săm soi nhìn ngắm chim mới khiến chúng khó bình tĩnh, mất ngủ: đều là những ‘cộng hưởng’ thêm cho những vấn đề về sức khoẻ của chúng – vốn dĩ đã khó khăn vì vừa phải trải qua một giai đoạn di chuyển đường dài, thay đổi môi trường sống…

–> Hãy để chim yên ổn. Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.

Tập cho chim dần quen theo nề nếp sinh hoạt, giờ giấc cho ăn… như với những chim cảnh đang nuôi ở nhà. Để sau này chúng sẽ quen với nề nếp chung.

———- Bài viết thêm vào lúc 10:52 AM ———- Bài viết trước được viết vào lúc 10:50 AM ———-

Bước 2: Dinh dưỡng:
Bất cứ thức ăn gì là thường xuyên, tự nhiên và yêu thích nhất của loài chim mà bạn đang dưỡng cần được cố gắng thoả mãn chúng ngay. Nếu chim ăn hạt: cho nhiều lựa chọn hạt. Nếu chim ăn sâu bọ: cho nhiều lựa chọn với sâu qui, cào cào, dế, nhện, sâu lá cây…

Với các loài chim cảnh nhỏ: thức ăn mềm như bột trộn trứng luộc nghiền nhỏ, hạt nẩy mầm..: là nên được cung cấp cho chim. 

Nhiều bạn cho rằng không nên cho chim mới về ăn rau xanh: vì có thể chúng bị tiêu chảy. Tôi vẫn dùng rau xà lách, rau cải xanh cho chim ăn. Rau cần được rửa sạch, vẩy khô, treo cao so với sàn chuồng để tránh bị vấy chất thải bẩn. Một vài trường hợp: tôi ngâm rau trong nước thuốc – với mục đích kích thích chim ăn rau thì phải uống luôn cả nước thuốc trên lá rau.

LƯU Í: với các loại thức ăn có khả năng lên men, bị hưng hỏng nhanh: chỉ tính toán lượng vừa đủ trong ngày cho chim ăn vừa hết. Nếu chim ăn không hết: cần loại bỏ và thay mới.

———- Bài viết thêm vào lúc 11:02 AM ———- Bài viết trước được viết vào lúc 10:57 AM ———-

Bước 3: Nước uống:
Nước là yếu tố quan trọng đặc biệt trong việc dưỡng chim bệnh, chim mới mua. Nguồn nước uống luông phải sạch sẽ, được thường xuyên thay mới (Nhiều trường hợp tôi thay mới hàng ngày).

Cóng nước cần được treo sao cho hạn chế tối đa vấy bẩn thức ăn, chất thải vào nước.
Cũng cần lưu í rằng: có những cá thể chim quá yếu, khó bay nhảy, phần lớn thường đứng trên sàn chuồng: thì cóng nước ăn, thức uống cũng phải để gần sàn chuồng cho nó dễ ăn.

THUỐC vào Nước uống:
Một trong những bước quan trọng nhất của quá trình dưỡng chim mới là sử dụng các loại chế phẩm phòng bệnh, chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ.
Có nhiều phương án để đưa vào cơ thể chim các loại chế phẩm này, nhưng tiện lợi nhất vẫn là qua đường uống: pha thuốc vào nước để cho chim uống nước thuốc. 

Có vài nguyên tắc cơ bản khi sử dụng nước thuốc:

Với chim mới mang về đã phát bệnh: tuỳ biểu hiện bệnh mà ta lựa chọn loại thuốc thích hợp. 

Ở đây tôi trình bày phương án dùng thuốc của tôi với những chim mới mang về nhưng tạm trông khoẻ mạnh và không thấy biểu hiện bệnh lý:
Tuần 1:

Lí do khiến tôi lựa chọn 2 loại thuốc phòng bệnh khác nhau là:
– Coli-Terravet: chế phẩm có Tetracycline – thuốc ngừa bệnh về đường tiêu hoá rất tốt. Mà mùa nóng là mùa hay có các bệnh về đường tiêu hoá (do thức ăn, nước uống mùa nóng dễ lên men, dễ nhiễm khuẩn….)
– Amcoli: chế phẩm có Ampicicline – thuốc có khả năng chữa các bệnh về đường hô hấp. Mùa lạnh chim dễ bị các bệnh về hô hấp hơn.

Tuần 2: Sau đó, cho chim uống nước sạch trong khoảng 1 tuần tiếp theo.

Tuần 3: Đến tuần thứ ba: tôi sử dụng các chế phẩm bổ sung Vitamine và các chất vi lượng, axit amine (ví dụ: Vitamino – chế phẩm của Virbac) để tăng cường sức đề kháng, làm đẹp lông, kích thích ngon miệng cho chim. Liên tục khoảng 3-5 ngày. Thay mới hàng ngày.

Tuần 4: Sử dụng nước sạch bình thường cho chim uống.

Sau 1 tháng: thấy chim khoẻ mạnh, phát triển tốt, quen với thức ăn và nề nếp sinh hoạt: có thể nghĩ đến chuyện đưa chúng vào môi trường sống chung với các chim nhà.

———- Bài viết thêm vào lúc 11:22 AM ———- Bài viết trước được viết vào lúc 11:02 AM ———-

Bước 4: Thả vào môi trường chung:

Việc thả một cá thể chim mới vào mội môi trường sống chung với các chim nhà đang nuôi vẫn có những vấn đề của nó:

Trong liên tục ít nhất 2 tuần thả vào chuồng chung, phải quan sát kĩ các phản ứng của chim mới cũng như chim cũ. Cần:

Exit mobile version