Cách chăm chào mào bổi tốt nhất

Cách chăm chào mào bổi tốt nhất

Cách chăm chào mào bổi luôn được sự quan tâm rất lớn từ thế giới những người yêu chim. Bởi đơn giản đây là dòng chim khó nuôi, cần sự tinh tế và kinh nghiệm lâu năm của người chăm sóc. Chim chào mào bổi sau khi huấn luyện xong nếu thành công bạn sẽ có những chú chim tuyệt vời nhất, vời hình thế vóc dáng lực lượng, oai phong và giọng hót hàng ngày cực nịnh người.

Nhưng ngược lại nếu bạn bỏ qua và không quan tâm đến khoảng thời gian này chúng sẽ nhanh chóng xuống dốc, thậm chí là chết dễ dàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Cách chăm chào mào bổi tốt nhất dưới đây và rút ra bài học cho bản thân mình nhé!

Chào mào bổi là gì?

Những chú chim chào mào này đã khá già và đã sống ở ngoài thiên nhiên một khoảng thời gian dài, thậm chí là có con lớn rồi nhưng được con người bắt về thuần dưỡng, chăm sóc nó thành công được gọi là chim chào mào bổi. Các loại chim chào mào bổi này cần khá nhiều công sức của người nuôi vì cần thời gian chăm sóc,huấ luyện chúng hàng ngày mới cho kết quả cao. Loài này cực kì khó thuần dưỡng, nhưng khi đã thuần hóa được chúng để mang đi thi cực kì tuyệt vời vì chúng đã được thiên nhiên khắc nghiệt đào tạo để có được một tinh thần thép.

Cách chăm chào mào bổi 

Vì chim chào mào thường có cuộc sống khá thoải mái, chúng được sống trong môi trường cực phong phú với đủ cung bậc, có thể nhảy nhót, bay lượn hay làm bất gì mà chúng thích. Nhưng khi về với chủ nhân, phải sống trong lồng chật hẹp nên việc tinh tế trong cách nuôi chào mào bổi là rất cần thiết. Đầu tiên sau một khoảng thời gian tách lồng bạn nên treo lồng chim ở một nơi có nhiều người qua lại  để chim dạn dĩ hơn với con người nhưng không nên treo quá cao, hoặc khi trùm lồng bạn cũng đừng trùm kín quá phải để hé ra. 

Chim chào mào cần lượng thức ăn khôn nhiều nhưng liên tục. Bạn nên để sắn chút đồ ăn, hòa quả trong lồng chim để chúng tùy thích nạp năng lượng cho mình mỗi khi cần. Hãy để chút hoa quả như chuối, đu đủ, xoài… trong lồng hoặc chút cám chim. Đặc biệt là nước rất quan trọng, lúc nào trong lồng chim cũng nên chó chút nước sạch để sẵn.

Thời gian đầu chim chào mào bổi hơi nhát nên bạn đừng quá lo lắng nếu chúng khôn hót, hoặc không nhanh nhẹn như bình thường. Sau khoảng 1 tháng chim sẽ bắt đầu dạn dĩ dần.

Cách chăm chào mào bổi  cần người chủ rất khéo léo vì cần nâng niu, cất lồng chim khi nào. vì vậy bạn hãy nhớ một vài quy tắc đơn giản trên nhé. Ngoài ra, khi chim đã dạn hãy để chim nơi yên tĩnh, it người qua lại để chúng tự do hót. Chúc bạn có những phút giây thoải mái nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *