HÀNH VI “NÓI” CỦA LOÀI VẸT

HÀNH VI “NÓI” CỦA LOÀI VẸT

VÌ SAO VẸT NÓI VÀ LIỆU CHÚNG CÓ HIỂU NHỮNG GÌ CHÚNG NÓI KHÔNG?

Cuối tuần rảnh rỗi, đọc trên mạng. Thấy nhiều người bán 1 con vẹt xám hay mang Clip Alex ra để quảng cáo, bán 1 con vẹt Amazon thì mang clip hát ra để quảng cáo. Rất nhiều người nghĩ đơn giản là mua, lớn lên vẹt của mình cũng sẽ giống thế.

Tuy nhiên thực tế là một số giống vẹt có khả năng đặc biệt, nhưng để phát huy được khả năng đấy phần lớn trông vào nỗ lực của người chủ và thời gian đủ dài.

Những chú vẹt trên mạng, đều là những con xuất sắc trong phân loài của chúng. Rất ít người có thể dậy vẹt đạt được đến mức đó, vì cần những nghiên cứu và thời gian chỉ dành cho vẹt. Trong cuộc sống bận bịu này, phần lớn chúng ta chỉ có rất ít thời gian, vì thế những chú vẹt nuôi trong gia đình thường chỉ ở mức trung bình khá. Có một người bạn là tốt lắm rồi.

Thấy bài này thú vị về hành vi nói của vẹt, dịch chia sẻ với mọi người. Hy vọng có ích để hiểu thêm về những người bạn có cánh.

hanh vi noi cua vet

Vì sao vẹt nói và liệu chúng có hiểu những gì chúng nói không? (phỏng dịch).

Trong các sinh vật trên trái đất, chỉ có nói được tiếng người chỉ có người và chim. Một số loại có thể bắt chước tiếng người bao gồm Yểng, quạ, chim lyric, và vẹt. Vậy tại sao vẹt có thể nói trong khi những động vật linh trưởng khác như khỉ gần gũi với chúng ta hơn lại không thể làm được điều đó?

Cách của vẹt tương tự như người học thanh nhạc. Đầu tiên nghe, sau đó bắt chước. Mặc dù có một vài loài chim có khả năng này, nhưng vẹt là thuận lợi nhất.

Erich Jarvis, một chuyên gia thanh nhạc, một nhà nghiên cứu về thần kinh tại đại học Duke vừa công bố một nghiên cứu trên tạp chí Plos One giải thích về cơ chế nhái tiếng của vẹt. Theo ông, bất kỳ con chim có khả năng nhái tiếng nào cũng có một phần đặc biệt của não dành cho việc này gọi là “Song system”. Tuy nhiên hệ thống này của vẹt lại được chia thành 2 lớp, một lớp lõi bên trong và một lớp vỏ bên ngoài. Tất cả các con chim có khả năng nhái tiếng đều giống nhau ở lớp lõi bên trong, chỉ duy nhất loài vẹt có lớp vỏ bên ngoài. Chính lớp vỏ này cho phép vẹt có khả năng nói nổi trội hơn các loài khác.

Có khả năng, nhưng tại sao chúng lại muốn nhái tiếng người? Nguyên nhân chủ yếu là áp lực giao tiếp, vẹt sẽ cố gắng thích nghi với cộng đồng, cho dù đó là cộng đồng vẹt hay cộng đồng người.

Pepperberg, một nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại đại học Havard cho biết: ” Trong tự nhiên, vẹt sử dụng âm thanh để chia sẻ các thông tin quan trọng và hoà nhập với cộng đồng. Pepperberg nổi tiếng nhất với những nghiên cứu về độ thông minh của chú vẹt Alex ( sống 30 năm và qua đời vào năm 2007), cô cũng cho rằng: “Một con vẹt đơn lẻ trong tự nhiên là một con vẹt chết. Nó sẽ không thể cùng lúc chia sẻ các thông tin quan trọng về thức ăn, kẻ săn mồi…, tuy nhiên nếu trong một đàn thì việc này hoàn toàn có thể bởi cơ chế phân chia, chia sẻ cho từng thành viên”.

Tim Wright, một nhà nghiên cứu tại đại học Mexico cho biết ” Vẹt thậm chí có thể nói theo thổ ngữ, khẩu âm đặc biệt tại địa phương”. Ông đã chứng minh nhận định này qua việc theo dõi một chú vẹt Yellow-naped Amazon Parrots in Costa Rica khi sống tại các địa phương khác nhau, mỗi lúc chuyển vùng, thì giọng hát của chú vẹt có thay đổi và pha trộn khẩu âm tại địa phương đó.

Yellow-naped Amazon
Yellow-naped Amazon

Vì vậy, một con vẹt nuôi nhốt sẽ có xu hướng coi nhà và mọi người trong gia đình là bầy đàn mới của nó, và cố gắng giao tiếp với họ.

Vẹt nuôi nhốt đầy đủ điều kiện cần thiết để nói: Thời gian, cảm hứng và tinh thần. Vẹt hoang dã thiếu sự gần gũi đủ để nois. Trong hoang dã, cũng có khả năng hiếm gặp là vẹt nói. Nhưng khả năng có thể là chúng học lại những cụm từ này từ những con vẹt đã được nuôi, xổng ra ngoài tự nhiên.

Vẹt thực sự chỉ có khả năng nói tốt trong môi trường nuôi nhốt, khi chúng coi nhà là môi trường xã hội mới, và con người là đồng loại, cộng đồng cần giao tiếp, khi chủ là đối tượng chúng hướng tới, mong muốn chia sẻ.

Câu hỏi đặt ra là liệu vẹt có hiểu những gì mình nói? Câu trả lời là có, nếu để tự nhiên bình thường sẽ chỉ ở mức đơn giản. Vẹt có thể hiểu các cụm từ mình nói theo ngữ cảnh hơn là ngữ nghĩa. Vì thế chúng ta có thể vận dụng để đánh lừa người xem trong 1 số trường hợp. Ví dụ khi vẹt nói: “Xin chào, anh có khoẻ không?” sau khi được chủ dậy, nói như thế mỗi lần về. Vẹt sẽ hiểu câu nói này mang ý nghĩa khi có 1 ai đó vào phòng, chứ không hiểu theo sự quan tâm đến một ai đó. Vẹt cũng rất thích và biết cách kết hợp các âm thanh kèm theo cảm xúc, được nói ra khi trong lúc phấn khích và hỗn loạn, chính vì thế nó rất dễ học các câu quát tháo và chửi bậy.

Tuy nhiên theo Pepperberg nếu được đào tạo, thì việc nói của vẹt có thể khác nhiều. Cô đã mua vẹt xám Alex vào năm 1977 ngay sau khi tốt nghiệp tiến sỹ, và quyết định đào tạo nó một cách nghiêm túc. Nó được theo dõi 2 người trong phòng thí nghiệm trao đổi những vật mà Alex thích. Một người đóng giả vẹt, đòi hỏi một vật. Người kia sẽ giao vật đó. Alex đứng xem quá trình này. Thỉnh thoảng một người sẽ cố tình nói sai và kết quả không nhận được vật mong muốn. Alex sẽ nhanh chóng hiểu không phải mọi lời nói ngẫu nhiên có thể đạt được kết quả, mỗi vật ứng với một tên gọi nhất định. Sau đó khi Alex tự động rời cành đậu hứng thú bay đến, họ sẽ để nó tham gia vào trò chơi này, yêu cầu những thứ nó thích, và sẽ đưa cho nó khi gọi đúng tên đồ vật.

Pepperberg kết luận: ‘Vẹt hoàn toàn có thể hiểu những gì nó nói, nếu được đào tạo cẩn thận”. Ví dụ một con vẹt được đào tạo, có thể biết tên những thực phẩm nó thích, và nói chính xác khi có nhu cầu.

Một ví dụ điển hình là chú vẹt Waldo, 21 tuổi, sống trong ban nhạc Hatebeak trong 12 năm, rất thích ăn chuối và bánh qui. Khi được cho một miếng chuối sấy, nó đã tự động gọi món đó là bánh-qui-chuối. Thật đáng kinh ngạc!

Đến cuối đời của mình, chú vẹt Alex của Pepperberg biết được tên 50 vật, 7 màu sắc, 6 hình dạng ( ví dụ 3 góc cho tam giác, 4 góc cho tứ giác), và có thể đếm từ 1 đến 8. Người ta có thể hỏi để Alex hiểu và trả lời một câu hỏi đúng, ví dụ “Có bao nhiêu que tính màu tím ở trên đĩa?”

Chú vẹt xám Alex có thể định lượng 2 thứ là “Giống nhau”, “Khác nhau”, có thể so sánh “Lớn hơn”, “nhỏ hơn”.

Vốn từ vựng của Alex là khoảng 100 từ, không quá lớn, chỉ ở mức trung bình so với vẹt xám. Tuy nhiên nó có thể Hiểu, Sử Dụng thuần thục và thậm chí Sáng tạo. Vào sinh nhật, khi được tặng một chiếc bánh, Alex nói “Ngon quá”. Nó cũng sáng tạo ra một từ mới là “bannery” dùng để chỉ quả chuối, mọi người cho rằng nguyên nhân là do nó kết hợp giữa vị giống chuối và 1 quả anh đào to.

Điều này thêm 1 khẳng định về một trong những yêu cầu giao tiếp và chia sẻ quan trọng của vẹt là về thực phẩm. Chúng ta sẽ hiểu chúng nếu thật sự yêu quí chúng.

Bài Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *