Chim sơn ca hot

Chim sơn ca hot

Chim sơn ca có tên khoa học là Anthus. trong nhóm Anthus củng có rất nhiều loại. Ở Việt Nam, loài sống ở khu vực miền trung được ưa chuộng nhất do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác . Sơn Ca là loại chim có giọng hót rất hay, tuy vẻ bề ngoài xấu nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương, thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ…
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) thường sống và kiếm ăn vùng đồi thấp, hoặc băi bằng có các cây bụi,
Một tổ chim sơn ca
user posted image
user posted image
Sơn ca có khắp các miền ở Việt Nam hay nhất thì có sơn ca tại Băi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được.
Phân biệt chim trống mái:
— Sơn ca trống mới biết thăng và hót hay.
– Chim trống khi chạy tới chạy lui hay sừng đầu lên (dựng mào), cổ thắt, khi hót, dù đứng vẫn thường xòe cánh – Kinh nghiệm chọn chim sơn ca trống:
user posted image
user posted image
– Chim sơn ca mái
user posted image
user posted image
– Trong một bầy sơn ca khi bạn quơ tay ngang đầu thì con trống luôn rụt cổ núp ngay, sau khi bắt được vài con núp lẹ thì coi trong miệng chim nếu có vài chấm đen không , nếu có thì con đó là trống còn ngược lại là mái…nếu có kinh nghiệm kết hợp dáng vóc…vào nữa thì tỉ lệ chính xác sẻ cao hơn
– Với chim sơn ca bổi con trống và mái có màu lông khá giống nhau vì thế khó phân biệt. Theo kinh nghiệm của một số người chơi chim Sơn ca lâu năm thì chim trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ở lườn chim trống nhiều hơn (vì chim mái trong mùa đẻ rụng bớt các lông tơ ở lườn để ấp trứng). Ở ngực Sơn ca trống, lông thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca đực thường “thò lên thụt xuống” (nghĩa là nó cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu “tít tít, cheo cheo” khá trong trẻo, gần giống tiếng hót. Trong khi đó chim mái thì phát ra những tiếng “xèo xèo” rè và đục hơn.
lông ở ức của sơn ca trống và mái
user posted image
-Ngoài ra củng như chim non con nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi thì khả năng là chim trống đến 90%.
* Thức ăn cho sơn ca:
+ Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà
+ Gạo (tấm) + Lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + moi hoặc tép
+ Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng…
+ Cho ăn bổ sung: sâu, châu chấu…
– Chế biến thức ăn: Tôm tươi (không phải tôm khô ngoài chợ) rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1 kg kê cho 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5 kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đă xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đo phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoàng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này các bạn có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc. (Bạn nào không tìm được kê có thể lấy thay bằng cám gà loại cám bể cho gà con). ( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa)
Chăm sóc chim:
– Nuôi sơn ca non đến khi hót được, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông , thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng chim trống. Củng có con trống nhưng chậm hót, nuôi sơn ca chúng ta nên kiên trì
– Sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Bình quân 1 con sơn ca nuôi từ nhỏ lên thì khoảng > 1 năm mới chơi được. Còn sơn ca thăng thì trong 5-6 con giữ lại “có thể” có 1 con thăng…tỷ lệ rất thấp, muốn có được 1 con hay thì nên nuôi 5-10 sau đó tuyển ra con hay (nuôi càng nhiều tỷ lệ lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn. Trong thiên nhiên con sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5h chiều, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên. Nếu muốn nuôi sơn ca thì phải kiên nhẫn…Nếu chim của bạn nuôi chim non lên khoảng >8 tháng mà vẫn chưa hót thì xem như con này khó mà hay rồi nên tuyển con khác thì hơn
– Bổi già vẫn có con hót tốt ….Nhưng nuôi bôi già vất vả hơn nhiều, Do ban đầu bổi thường rất nhát nên chúng ta dể làm chúng hoảng sợ, bay loạn xạ trong lồng, dễ bị hỏng móng hậu. Và luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. (nhiều con khi đă ăn cám nhưng ăn cầm chừng, do thời gian sống ngoài thiên nhiên quá lâu khó thích nghi với cám => suy yếu dần mà chết
– Nuôi sơn ca phải có, đủ nắng gió (thường thì một ngày sơn ca cần phơi nắng> 6h, tùy nơi và kinh nghiệm nữa), thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ cho nó nếu chim của bạn chưa từng phơi lâu như vậy có thể làm chết chim, chúng không tắm bằng nước mà tắm cát
– Chọn sơn ca đẹp, và hay thì trên người phải có đốm nổi bật. 2 cánh trường bắt chéo trên lưng không nằm hai bên, giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt
-Nuôi sơn ca đơn giản hơn các loài chim hót khác, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
-. Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên không pha tạp các giọng chim khác thì mới hay còn về Thăng ca khi thăng (bay lên) lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót. Để nghe giọng hót của sơn ca, cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi Sơn ca nuôi các loài chim có giọng hót to, như mi, choè, hay khướu…!
-Nuôi sơn ca phải thay cát tuần một lần là được ( không có điều kiện thì 2 tuần lần), dùng cát trắng mịn, nếu ko có có thể dùng các loại các mịn ở gần băi biển. Khi thay cát dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca nếu nuôi ít thì thường xuyên đi dợt chim mới sung
-. Với nhiều loài chim thay đổi loại cám làm cho chim không ổn định, không căng ể bị thay lông ép buột, đặc biệt đối với sơn ca nên tránh thay đổi cám
-Hàng ngày các bạn nhớ cho ăn cào cào non (không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi) có thể làm chim của bạn lông bị xoăn hư lông, phải đến mùa thay lông sau mới hết. Lúc sơn ca căng lửa các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi các bạn treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi, Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *