ÁP DỤNG GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ

ÁP DỤNG GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ

Trẻ sơ sinh có 3 việc chính trong ngày, Ăn, Ngủ, và Chơi, nhưng có vẻ chúng ta đang tập trung vào ăn và ngủ hơn. Thực ra Chơi cũng rất quan trọng theo mình. Chơi giúp trẻ nhận biết và học nhiều thứ mới, phát triển tư duy, trẻ chơi và hoạt động nhiều sẽ ăn ngon ngủ ngon hơn, và khi tâm trạng trẻ luôn vui vẻ hạnh phúc đôi khi cũng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn bao gồm cả cân nặng.

0-1 tháng tuổi:
– Mẹ nên bắt đầu thói quen luôn gọi tên bé và nói chuyện với bé thật nhiều, cái này mình đã viết một lần rồi, các bạn có thể kéo xuống dưới và xem. Đại loại là giơ bình sữa, bỉm.. cho bé, giới thiệu như: “Tiara ơi bây giờ măm măm nhé, Tiara ơi mẹ thay bỉm cho con nhé!”. Lặp đi lặp lại như thế, mẹ đang giúp bé phát triển kĩ năng phán đoán và ghi nhớ, lần sau khi thấy bình sữa là bé biết sắp đc măm măm vv.. Khi thay bỉm bé biết tự co chân lên cho mẹ thay. Mỗi khi bé làm đúng mẹ nên reo lên, khen bé giỏi, vuốt má, xoa đầu hay thơm bé.

– Cho bé nằm sấp tập lẫy mỗi ngày 10-15′, khi bé nằm bạn vuốt nhẹ dọc sống lưng động viên bé nhấc đầu lên.

– Bé đang học cầm nắm, bé có thể nắm chặt tay mẹ, mẹ hãy để bé nắm tay chặt, sau đó lại ngọ nguậy ngón tay để bé xoè lòng bàn tay ra, rồi lại gõ gõ ngón tay để bé nắm chặt lại. Nhớ là làm gì cũng nên nói chuyện và động viên bé, như “con xoè tay ra nào, con nắm tay mẹ đi..”

– Tập cho trẻ tự tìm mẹ để bú, để bé áp da vào ngực mẹ và lần tìm, đừng nhét thẳng vào miệng bé. Khi bé bú giả vờ nghiêng người ra sau hay giãn xa bé ra một chút, hơi kéo ngực một chút để bé phản xạ níu mẹ lại và bú mạnh hơn. Bé bú mạnh hơn cũng giúp bé dễ tăng cân hơn.

– Trò chơi bắt chước: mẹ thử lè lưỡi cho bé xem, kiên trì nhiều lần, mẹ sẽ thấy bé cũng lè lười bắt chước mẹ đấy Biểu tượng cảm xúc smile mẹ có thể thử nhiều trạng thái khuôn mặt khác nhau ( nhớ khen bé khi bé làm được). Việc bắt chước này giúp hệ thống thần kinh phản chiếu của bé hoạt động.

– Mẹ cho bé nghe nhạc, mình hay cho bé nghe Mozart, search trên youtube music for baby brain development. Cho bé nghe nhiều clip khác nhau để xem bé có vẻ thích clip nào nhất, khi thích bé sẽ cười và hứng khởi hơn, từ đó mỗi giờ chơi hãy bật cho bé nghe clip bé thich.

– Massage cho bé hàng ngày trc khi tắm, có thể bật nhạc kèm cho bé thư giãn và dùng dầu massage để ko làm bé đau. Bắt đầu từ mặt, xoa phía trên hai lông mày, dọc sống mũi, 2 má, nhân trung, cằm. Sau đó đến 2 chân, bóp chân hướng vào trong để chân bé thẳng, cho bé tập động tác đạp xe. Rồi đến hai tay ngực và bụng, bàn tay, bàn chân. Xoa quanh rốn bé theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp bé dễ tiêu hoá và ko bị táo bón.

– Hát cho bé nghe, trc khi đi ngủ, khi đang tắm. Mình ko hay thay đổi bài hát nhiều, mà hay hát một vài bài lặp lại, để bé dễ ghi nhớ và yêu thích bài hát. Tiara rất thích bài Twinkle twinkle little 

2-3 tháng tuổi:
– Tiếp tục các trò chơi của giai đoạn trước.
– Giúp bé tập lật: Mỗi khi đến giờ tập lẫy, thay vì lật bé sấp xuống, mẹ xoay người nghiêng cho bé, đặt một chân bé lên trên chân kia, ủn mông bé, lặp lại mỗi ngày để bé biết cách lật nhanh hơn.
– Cho bé lẫy trên người mẹ.
– Bé đã biết nhìn theo đồ vật, mẹ hãy đưa đồ chơi trước mặt bé từ bên này sang bên kia, thật chậm, để bé biết dõi mắt theo.
– Bế đứng và đưa bé đi chơi. Nên để bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nắng, gió, thiên nhiên, cảnh quan, chứ không giữ bé quá. Mình đã từng nhìn thấy những đứa trẻ miền núi, cởi truồng mặc mỗi cái áo nằm trên sàn đất, chúng vẫn khoẻ mạnh và vui chơi. Chúng ta may mắn hơn vì có điều kiện hơn, nhưng đôi khi lại là phản tác dụng khi quá giữ gìn trẻ, làm vậy khiến trẻ sau này ra ngoài lại khó thích nghi hơn, không quen, dễ bị ốm. Nếu ko có điều kiện đưa ra ngoài, mẹ cho bé phơi nắng qua cửa sổ hàng ngày, mẹ bế đứng bé đi quanh nhà cho bé nhìn thấy nhiều thứ khác nhau, chỉ cho bé cái cây, bầu trời qua ô cửa sổ. Bé giai đoạn này thích nhìn ngắm lắm đó!

Giai đoạn lẫy: 4-5 tháng tuổi.
– Khi 2,5 tháng tuổi Tiara đi tiêm, bác sĩ kiểm tra khả năng điều khiển đầu của em bằng 2 việc, một là đặt em nằm sấp, em nhấc đầu lên cao nên đc khen. Hai là cho em nằm thẳng rồi kéo hai tay em dậy (mẹ sợ hết hồn), đầu em ko kéo lên được, bác sĩ phê bình nói em lười quá, mẹ về dần dần tập cho em nhé (mẹ cứ tưởng em nhấc đầu lên cao và lật sớm là cứng cáp rùi, hoá ra chưa!) Về nhà ông ngoại mỗi sáng đều tập cho em, và thật thần kì, chỉ 1 tuần sau khi tập kéo 2 tay em dậy, đầu em nhấc lên theo luôn và em ngồi chồm hỗm, đương nhiên mẹ vẫn giữ 2 tay em trên cao, và chưa cho em ngồi. Đến 4 tháng đi khám em được bác sĩ khen vì đang nằm thì ngồi dậy ngay khi được kéo 2 tay.

Từ 4 tháng mỗi khi muốn bế em, mẹ ko bế em dậy ngay, mà làm động tác kéo hai tay để em ngồi dậy khi đang nằm, rồi mới bế. Em rất thích, bao h cũng cười rất tươi!
Rồi mẹ bắt đầu chơi trò cho em ngồi lên bụng, chân mẹ chống lên hơi thoải để em dựa lưng vào. Sau đó mẹ cầm tay em chặt, em tự biết co chân lên lấy đà để ngồi dậy, mẹ ko phải kéo chút nào. Mỗi lần ngồi dậy em cười khanh khách, mình đã có video hai mẹ con chơi trò này rồi đó.

– Trò ú oà: trò này em bé thích lắm luôn, chắc các mẹ cũng biết rồi. Mẹ có thể dùng tay che mặt rồi oà em, hoặc dùng khăn che mặt mẹ lại. Mẹ có thể xuất hiện ở bên trái cái khăn, em nhìn sang trái, rồi mẹ lại sang phải khăn để em nhìn sang phải. Trái phải một hồi rồi mẹ thử sang phải 2 lần xem em có bị lừa không nha, nhớ cười vui với em cho sảng khoái.

– 5 tháng tuổi, Tiara trộm vía đã ngồi khá tốt. Em không bị chúc người về phía trước, mẹ hay cho em ngồi trong lòng mẹ, để các đồ chơi trước mặt để em tự chọn, tự lấy. Hoặc cho em lẫy rồi bày đồ chơi trước mặt. Tập cho em phản xạ theo chuỗi, ví dụ: nhìn thấy Sophie, cố lấy bạn hươu, cho vào mồm.

– Đọc truyện cho em trước khi đi ngủ. Mẹ mua quyển sách có truyện ngăn ngắn và hình minh hoạ. Cùng nằm và đọc cho em cũng như cho em xem hình. Mình đã từng giận chồng một ngày vì lần đầu tiên đọc truyện cho con anh í cười mình và bảo con có hiểu gì đâu mà mẹ đọc. Các mẹ đừng nghĩ em ko hiểu gì, đây là một thói quen tốt không thấy ngay kết quả ở hiện tại nhưng sẽ thấy ở tương lai. Mẹ không cần đọc nhiều truyện khác nhau, vài truyện mẹ xoay vòng đọc đi đọc lại cho em mỗi tuần để em ghi nhớ những từ, âm điệu quen thuộc

Khoa học đã chứng minh làm vậy sẽ giúp em phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn, và dễ có thói quen thích đọc sách khi em lớn lên. Rồi mẹ sẽ yêu thích việc này vì nó gắn kết mẹ con rất tốt, thật lạ kì! Một em bé 5 tháng tuổi chưa biết nói, mà lại chú ý nghe kể chuyện rất say sưa, ko hề xao nhãng giữa câu chuyện.

– Khi rảnh, hãy nhìn vào mắt con và hướng dẫn con bập bẹ. Nói ma ma, pa pa. Cười xoa đầu khen con khi con có phản ứng.
– Chim khéo múa khéo: kiên nhẫn giơ tay trước mặt con nắm ra nắm vào và nói Chim khéo, hoặc múa rồi nói múa khéo, kiên nhẫn vào, chắc chắn em bé sẽ có phản ứng và dần dần làm theo mẹ!

ST