Bài Thuốc Từ Lá Cây Bàng dành chochim chào mào

Bài Thuốc Từ Lá Cây Bàng dành chochim chào mào

Hiện nay, với nhu cầu chim cảnh phát triển ngày một mạnh, phụ kiện chim cảnh đi kèm cũng phát triển rất mạnh. Cũng như người, khi đau ốm phải có thuốc chữa bệnh. Chim cảnh cũng vậy, thấy Anh (em) hay lên mạng tìm thuốc chữa ho, chữa tiêu chảy…v.v.v mà quên mất rằng chúng ta đang sống bên cạnh thuốc không cần phải đi tìm đâu cả. Cụ thể, cách đây 2 năm mình từng gặp tình trạng với dòng chim mình chọn chơi là “Chim Chào Mào” vấn đề mình gặp phải từ 2 năm trước vẫn còn kéo dài đến bây giờ. Lúc đó mình cũng tham khảo nhiều Anh (em) trên diễn đàn cũng áp dụng theo nhiều cách nhưng cách mình sẽ chia sẻ dưới đây là thành công nhất với “Bệnh Gãi Lông” và “Bốt Chân Chim Dày”
Giới thiệu sơ về Lá Cây Bàng.
Trong sách các vị thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi có nói: Là bàng có tác dụng chống viêm, dung lá bàng tươi, đọt bàng nấu nước ngâm vết thương mưng mủ ở chân, tay… rất mau khỏi.
Đối với các Anh (em) ở diễn đàn chimcanhviet.vn, mục cá rồng thì không còn xa lạ gì với lá bàng, Anh (em) vẫn hay truyền tai nhau sử dụng lá bàng vào những lúc sau khi vận chuyển đổi bể, thay nguồn nước để chống sốc, chống viêm nhiễm.

[Lá bàng xanh]————————————-[Tác dụng giảm gãi ngứa ở chào mào]
Theo như Mình thấy, có nhiều Anh (em) vẫn cho quan điểm chim đấu giàn gãi lông là do thua nước, đấu kém hơn đối thủ nên tìm cách làm lơ như :gãi, bỏ đấu đi ăn, uống nước.v.v.v. Hoặc gãi là do tắm nhiều nên chim phải rỉa lông nên hay có tình trạng trước ngày thi không cho tắm cách 1-2 ngày để giữ lửa. Minh thấy những điều trên đều có 1 phần đúng, nhưng tại sao có nhiều chú chim chủ chim vẫn tắm ngày một, thậm chí 8h sang mai thi, chiều trước đó vẫn tắm, hoặc sang sớm thi đấy vẫn tắm mà chim vẫn ăn cờ lớn, không gãi trên giàn…..v.v nói chung để nói sâu thêm thì Minh cũng chưa đủ sâu mà phân tích nhưng ý Minh muốn nói đó chính là cái cốt lõi nằm ở bộ lông của chim có được chăm sóc đúng cách hay không ở mùa thay lông.
Đối với Mình, bộ lông chim rất quan trọng, mùa nuôi bộ lông mới của chim nó quyết định hết 80% phong độ mùa sau của chú chim. Nên việc hàng ngày tắm rửa vệ sinh cho các chú chim Mình vẫn bổ sung thêm vài phương pháp dân gian là dung Lá bàng.
+ Cách thực hiện:
Nhặt hoặc hái trộm 3-4 lá bàng xanh non.
C1: Cho vào nồi nước khoảng 1 lít nước, nấu sôi khoảng 30 phút. Để nguội và pha vào cóng nước tắm ( ½ nước là bàng+ ½ nước máy). Thường thì 1 tuần Mình cho tắm nước là bàng 2 lần, hoặc 3 lần với các chú chim ngứa nhiều.
C2: Ngâm lá bàng vừa hái trộm vào 1 lít nước để 2 ngày cho chất trong lá nhã ra, sau đó tiến hành pha cho chim tắm, ở cách này thì dung dịch nước lá bàng sẽ đậm hơn C1, nên Anh (em) lưu ý pha theo tỉ lệ 1/3 nhé.
Mình cho tắm khoảng 2 tuần thì chim đỡ hẳn lúc trước rất nhiều, nhưng cái này thì để chữa bệnh cho các chú chim Anh (em) đã mua từ chủ chim khác. Còn muốn phòng bệnh thì phải bắt đầu từ khi bộ lông chim thay được khoảng 70%.
[Lá bàng vàng] ————————————-[Tác dụng chim tự lột bốt]
Cách này Mình đã từng thử cho 03 em và xác suất thành công là 66.67% (02 em). Chim tắm được khoảng 4 lần thì bốt chim tự rớt, cái này Mình không hiểu lá vàng và lá xanh khác nhau ra sao nhưng quả thật tác dụng 2 lá này hoàn toàn khác nhau đấy!
+ Cách thực hiện:
Nhặt hoặc hái trộm 3-4 lá bàng vàng rụng dưới đất
C1: Cho vào nồi nước khoảng 1 lít nước, nấu sôi khoảng 30 phút. Để nguội và pha vào cóng nước tắm ( ½ nước là bàng+ ½ nước máy). Thường thì 1 tuần Mình cho tắm nước là bàng 2 lần, hoặc 3 lần với các chú chim ngứa nhiều.
C2: Ngâm lá bàng vừa hái trộm vào 1 lít nước để 2 ngày cho chất trong lá nhã ra, sau đó tiến hành pha cho chim tắm, ở cách này thì dung dịch nước lá bàng sẽ đậm hơn C1, nên Anh (em) lưu ý pha theo tỉ lệ 1/3 nhé.
TRÊN ĐÂY LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ MINH TỪNG GẶP VÀ MẮC PHẢI, ĐÃ ÁP DỤNG VÀ THÀNH CÔNG. MUỐN CHIA SẺ CÙNG ANH (EM) ĐAM MÊ CHIM CẢNH NHẤT LÀ VỚI ANH EM MỚI BẮT ĐẦU VÀO THÚ CHƠI NÀY!
CHÚC ANH (EM) ÁP DỤNG VỚI CÁC CHÚ CHIM CỦA MÌNH CÓ KẾT QUẢ TỐT NHẤT. THÂN!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *