Xả lửa cho chim cu mùa thay lông, nung lửa sau khi thay lông.

Xả lửa cho chim cu mùa thay lông, nung lửa sau khi thay lông.

Chào a e diễn đàn, ko biết theo ae, việc xả lửa cho chim cu, đề nó thay long đều, ko bị rụng dặn có quan trọng hay ko, chứ theo kinh nghiệm của em thì nó rất quan trọng. nó quyết định sức chơi của con chim cu nguyên 1 mùa sau,nếu nó rụng hết long già, thay vào mình 1 bộ áo hoàn toàn mới thì nó chơi rất căng, còn nếu cứ rụng dặm hoài thì cả mùa nó chơi rất yếu, điều đó thường là nguyên nhân làm cho con chim cu xà cầu máy cánh.( nằm máy cả buổi ko them lên cấu đấu nữa).Nói thì ae ko tin, nhưng đó là kinh nghiệm của e. nhưng nếu lỡ xà cầu máy cánh chữa vẫn được nhưng phải mất hết 3 tháng, rất mệt.
Sau đây là cách mà em xả lửa cho chim thay long, và nung lửa khi đã thay long xong:

Bước 1: dọn dẹp lòng chim, cóng thức ăn, cóng nước thật sạch, vì thời gian thay long là thời gian mà chim suy, yếu, nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh nhặm mắt( nếu bác nào có chim bị nhặm, đem đến e chữa miễn phí cho, e đã chữa dùm rất nhiều chim bị nhặm của ae trong hội chim cu của e rồi, chỉ 3 ngày là hết tiệt).

Bước 2: chuẩn bị khoáng chất cho em nó, vì mùa thay long, chim rất cần chất này, có nhiều người bỏ wa bước này, nhưng với em, thiếu khoáng chất cho chim thì chẵng khác nào ko cho chim ăn, con chim ăn lúa,thì chỉ để nuôi mạng sống thôi, chứ ko có sức mà đấu dai dẳng với thiên hạ. khoáng thì ko biết ae tự làm hay là mua, nhưng e thì tự làm láy cho chắc ăn.

Bước 3: chuẩn bị thức ăn. Để 1 hũ lúa cho nó (luôn luôn có lúa cho nó), và 1 hũ khác trộn chung kê, mè, đậu xanh tỉ lệ 1.3.1. quan trọng nhất là hũ kê, mè,đậu xanh này vì nó sẽ quyết định con chim có thay long đều hay ko. 1 lần ae đong 3 muỗng mè, 1 kê, canh sao cho nó ăn hết trong 2 ngày, ngày thứ 3 thì chỉ ăn lúa với đậu xanh thôi. Các ngày sau cũng vậy,( Trong cóng lúc nào cũng phải có đậu xanh, đậu xanh cho chim ăn là con dao 2 lưỡi, nhưng trong giai đoạn xả lửa thay long thì lại rất cần.) Thường thì chim ăn hết mè và kê cùng 1 lúc,đậu xanh thì vẫn còn vì nó ăn chỉ vài hạt. Kê mè phải có tỉ lệ thích hợp, mè nhiều đễ tiêu chảy, kê nhiều nóng chim khó thay long. Chắc ae khó hiểu vì sao kê có tính nóng, nhưng e lại cho chim ăn trong mùa thay long phải ko? Đó là vì nếu cho ăn chỉ có mè thì chim dễ bị tiêu chảy sẽ ko tốt.( vì vậy tỉ lệ kê với mè như e nói ở trên có thể thay đổi được, tùy theo hệ tiêu hóa của con chim, nếu chim dễ tiêu chảy thì nên giảm tỉ lệ mè, nếu hệ tiêu hóa của chim tốt, khó bị tiêu chảy thì tăng tỉ lệ mè lên càng cao càng tốt, mồi e có con ko cần kê, nhưng có con thì phảỉ ở tỉ lệ trên). khi thay long mà chim bị tiêu chảy thì long mới thay dễ bị tưa ra, và đỏ long,ko mướt được. nên tránh bị tiêu chảy( bệnh này ko khó để trị nhưng cũng phải tránh) vì lỡ bị thì phải thay đổi cách cho ăn trong vòng vài ngày cho chim hết tiêu chảy sẽ làm chậm thời gian thay long, và long già sẽ “lì”, ko chịu rụng.

Bước 4: tắm nắng cho chim. Cứ 2 ngày tắm 1 lần, tắm nắng sớm khoảng 8 hoặc 9h, tắm hạ thổ là tốt nhất. xong rồi đem vô mát treo khoảng 15 phút, sau đó tủ lại để ở chỗ yên tĩnh, ánh sáng chỉ đủ cho nó ăn uống thôi, làm vậy chim sẽ ít gáy gù, cho nên mau xả lửa hơn( điểm này cũng rất quan trọng, nếu ae nào ko tin, thử treo 2 con thay long, 1 con mở lòng, ánh sáng cao, với 1 con làm như e nói ở trên thì sẽ thấy sự khác biệt.)

Bước 5: khi chim rụng long xong, đang trong thời gian mọc long măng, giai đoạn này chim rất yếu, tránh ko để chim bị sock, giẫy mạnh hay chòi lòng, vận chuyển xa, vì như vậy sẽ bị hư long, mọc ra sẽ ko đẹp. tắm nắng hằng ngày với nắng từ 8 đến 9 h là tốt nhất. thức ăn thì 1 hũ lúa, tăng cường khoáng. Kê, mè, đậu xanh thì tỉ lệ 4:1:1. cho thêm đậu phộng. cho chim bóng long.Các bác nên cho 1 miếng mai mực cho chim bổ xung canxi nhé.
Bước 6: khi chim đã thay long xong, cho ăn kê, khoáng,lúa bình thường lại. dặm dậu phộng,1 tuần cho ăn mè nhưng chỉ trong 1 ngày rồi thôi, bỏ mè ra 1 cóng riêng, ko bỏ chung như lúc xả lửa, thay long. Tắm nắng hạ thổ.

Bước 7: ra rừng lại, 2 hay 3 lần đi bẫy đầu thì đừng nên cố xác bắc bổi, vì chim mới chơi lại làm vậy chim dễ đuối. đi vài lần đầu là chủ yếu làm cho chim lấy lại phong độ, tìm lại cảm giác rừng sau thời gian ở nhà thay long thôi.

Giai doạn sau thì a e cứ nuôi bình thường, như cách ae vẫn nuôi,nếu ae nào có j thắc mắc ae có tin tưởng e thì ll địa chỉ [email protected] e sẽ giúp.
Đó là kinh nghiệm, và sự hiểu biết của em, biển học mênh mong, đọc xong kính mong ae chỉ giáo thêm, e rất cảm ơn vì làm vậy sẽ tăng thêm sự hiểu biết của e. nhưng em chỉ nhận những lời góp ý thật lòng của ae thôi, nếu ko hiểu biết cứ kiếm cớ chê bai này nọ để ra oai với thiên hạ thì e ko nhận đâu nhé! Trên diễn đàn cũng có vài người cứ thích đạo văn, lấy bài người khác về sữa chữa lại, làm bài riêng của mình, đừng làm vậy với bài của e nhé, e ko thích!

Chú ý:
Vào mùa thay long, ae nên để ý, khi nào chim bắt đầu có hiện tượng thay long thì ae mới áp dụng nhé, nó chưa muốn thay là ép nó rụng thì cũng ko tốt.có 1 chiêu rất hay mà sư phụ soncugay đã chỉ e là: khi đã rụng long xong,bắt đầu thay long mới, nếu ae có điều kiện thì nên bỏ chim vào lòng rộng kích thước khoảng cao 0,5m rộng 0,5m, dài 1 m, hơn kém 1 vài cm cũng ko sao., rải cát lên kiếm 1 cục đất cho chim đứng, nuôi trong đó đến khi nào chim thay long xong luôn thì chim ra lông sẽ rất đẹp. bác nào có điều kiện thì nên thử,e đã làm rồi, kết quả rất tốt. nếu ko có điều kiện như vậy thì cũng ko sao cả, miễn sao khoáng, nắng, nước, thức ăn đầy đủ chất cần thiết là được.
Vài lời tâm huyết cùng ae. Nếu thấy hay, ae bấn nút THANK để ủng hộ nhé
Cuối cùng e xin chúc ae trong diễn đàn được vui.
Thân!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *