Nuôi dưỡng như thế nào để Họa Mi hót nhiều? (Phần 1)

Nuôi dưỡng như thế nào để Họa Mi hót nhiều? (Phần 1)

Trong những cái tên chim cảnh thì bao giờ chim Họa Mi cũng xếp top đầu trong danh sách các loài chim cảnh được yêu thích nhất. Đó cũng là điều dễ hiểu vì một loài chim vừa nhỏ nhắn đáng yêu lại còn hót hay như Họa Mi thì ai mà chẳng yêu thích. Vậy để nuôi Họa Mi hót hay là tiếng hót như thế nào?

1/.Mùa sinh sản của Họa Mi.

– Mùa sinh sản của chim Họa Mi bắt đầu khoảng tháng 4, tháng 7 âm lịch, đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi, đến tầm tháng 9 – 10 là “rộ” nhất.

– Tổ của chim Họa Mi hót thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao. Tổ Họa Mi rất kín đáo, trên những cành của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.

– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng, một điều lạ là chim Họa Mi trống và chim Họa Mi mái thay nhau ấp đến khi trứng nở, mỗi mùa sinh sản Họa Mi đẻ được vài ba lứa. Chim Họa Mi là giống chim rừng rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.

2/.Mùa thay lông.

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và chim Họa Mi hót cũng không nằm ngoài chu kì này.

– Mùa thay lông của Họa Mi hót kéo dài từ 2 đến 3 tháng mới xong, chim nào yếu thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông của chim Họa Mi nuôi  không trùng với chim Họa Mi ngoài rừng.

– Khi chim Họa Mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nó có thể hoàn thành việc thay lông của mình.

+ Lồng chim phải được phủ cả ngảy, treo vào nơi yên tĩnh.

+ Không nên cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái.

+ Nên cho chim ăn cào cào, loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh.

+ Hai ba ngày cho chim Họa Mi sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút, khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.

– Nguy hiểm nhất là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này.

+ Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột.

+ Chăm sóc sơ xài: ít khi cho chim tắm nắng, tắm nước.

+ Do di chuyển xa đột ngột. Tôi đã từng di chuyển một con Họa Mi từ Hà Nội vào trong miền Nam. Khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót. Nhưng sau đó nó suy dần và cuối cùng chết. Những người chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *