Phân biệt chim khuyên trống mái

Phân biệt chim khuyên trống mái

Chào các bác !
Chim Khuyên hay là chim Vành Khuyên là loài chim nhỏ, chắc cũng ngang bằng chú chim ri (chim mỏ chì trong nam hay gọi). Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng nhưng cũng ăn cả mật hoa và quả của một số loài động vật. Nhiều bác chơi Khuyên lại không biết phân biệt chim khuyên trống mái, vì chúng giống nhau tới 90%. Nên hôm nay các bác và em sẽ phân biệt đâu là “chim chồng” đâu là “chim vợ” nhé…kk

Phân biệt chim khuyên trống mái

1. Phân biệt bằng tiếng kêu

           Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Vành Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Vành Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.
– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
– Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
           Một điều khó là, vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chép! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
           Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có… Chim hót chuyện là chim trống (100%).

2. Phân biệt theo vóc dáng

Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
chim-vanh-khuyen
Phân biệt chim khuyên trống và mái

3. Phân biệt theo phong thái

          Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( / ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.

Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.

Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.  Sau đây là mô hình phân biệt chim khuyên trống mái.
                 

Phân biệt chim khuyên trống mái

4. Phân biệt theo màu lông:

         Chim trống thì có màu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
         Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao

5. Phân biệt khuyên trống và mái bằng cách thổi tu

         Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.
         Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực.
Vậy là căn bản đã xong cách phân biệt chim khuyên trống mái, có một số cách nữa em xin đăng sau nhé. Chúc các bác sẽ lựa chọn được “con chim” theo ý mình thích…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *