Mồi tươi của chích chòe

Mồi tươi của chích chòe
  • Hey…Xin chào các bạn….mình là Tuân đây….
  • Hôm nay chúng ta cùng tâm sự chia sẻ đôi chút về vấn đề thực đơn mồi tươi cho thêm phong phú đa dạng để chú chim của chúng ta căng cứng lửa và ổn định phong độ nhé..có thể tùy theo vùng miền mà nơi có loại này ,loại kia..nên bài viết này chỉ với mục đích làm tư liệu tham khảo cho ae thôi nhé..Nếu thích bài viết này cho mình 1 like..nếu cần thì share về tham khảo nhé..ahihi

Mồi cho Chích Chòe (chòe than, chòe lửa, chòe mòi/chòe đất) là loại chim ăn côn trùng, sâu bọ, do vậy thức ăn cho loài này rất phong phú. Mọi người có thể tham khảo một số loại sau để bổ sung thực đơn đa dạng cho chim,tránh cho chim phải ăn một loại quá lâu:

1. Dế 
➤Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi…Dế là thức ăn có tính mát,do vậy thích hợp cho chim trong thời kỳ rụng lông, thay lông. Hoặc khi chim căng lửa quá có thể cho chim ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Liều lượng có thế cho chim ăn 5-10 con/lần, thậm chí hơn tùy theo nhu cầu của chim. Chú ý nên cho Chòe ăn những con dế vừa ăn, vì tụi này tham ăn dễ bị hóc; những con dế to hơn có thể cho Họa Mi.

Cách bảo quản dế:
➤Chuẩn bị 1 thùng xốp to, lấy băng dính dán thành phía trong,bên trên của hộp xốp, điều này sẽ ngăn không cho dế bò lên thành của thùng xốp và bò ra ngoài. Bên trong có thể vứt it cành cây khô,cỏ các loại, tạo chỗ cho dế ẩn nấp và có thức ăn. Ko nên thả quả nhiều dế vào 1 thùng,đề phòng trường hợp chật quá dế đè lên nhau và chết.
Ngoài ra có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh,mỗi lần cho chim ăn thì lấy số lượng vừa đủ rồi cho rã đá tự nhiên,sau đó cho chim ăn.
2. Giun đất
➤Đây cũng là thức ăn dinh dưỡng cho chim.Có thể cho chim ăn trong thời kỳ chim thay lông,hoặc thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng.Lấy con vừa ăn cho chim,không nên lấy con to quá,cũng ko cần phải rửa sạch,chỉ cần bỏ hết đất bám bên ngoài là xong.


3. Nhộng tằm

➤Nhộng tằm cũng là 1 nguồn thức ăn dinh dưỡng,có thể thay thế trứng kiến trong thời kỳ chim thay lông,sau khi thay lông thì thỉnh thoảng cho chim ăn nhộng tằm cũng rất tốt.Nên cho chim ăn loại nhộng tằm vẫn còn trong kén màu vàng,còn sống, để đảm bảo ko bị thuốc men hay hóa chất,vì nhộng tằm thường bán ngoài chợ thường được luộc qua. (khó thực hiện).

4. Trứng kiến
➤Trứng kiến là thức ăn rất tốt cho chim trong thời kỳ thay lồng,trứng kiến mát và nhiều đạm.Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được trứng kiến cho chim ăn,một phần cũng vì trứng kiến bảo quản khó hơn các loại khác,do vậy nhiều nơi cũng không có trứng kiến bán.Khi chim có biểu hiện rớt lông thì có thể cho ăn trứng kiến thoải mái,tuy nhiên khi chim đã gần xong lông thì ko nên cho ăn nhiều,tốt nhất là dừng hẳn,vì ăn quá nhiều trứng kiến sẽ dẫn đến tình trạng lông chim bị mỏng,màu không đẹp…
Cách bảo quản trứng kiến:
Lấy 1 cái khay,lót 1 lớp giấy bên dưới,để trứng kiến lên trên và cho cả khay vào trong tủ lạnh,có thể bảo quản được khoảng 5-7 ngày.

5. Cá 7 màu hoặc cá mồi
➤Không phải con chim nào cũng biết ăn cá,tuy nhiên nếu có điều kiện thì cho chim ăn cá cũng là 1 cách thay đổi khẩu vị rất tốt cho chim.Không nên cho chim ăn nhiều quá,ăn nhiều thì phân chim thường nặng mùi nên cũng ko hợp lí trong 1 số trường hợp.Hoặc cho nhiều quá,chim ăn ko hết,cá chết ở đáy lồng thì cũng có mùi tanh hôi,khó chịu.

6. Các loại giòi(Sâu canxi)
➤Cái này thì ít người cho ăn,tuy nhiên giòi cũng là một nguồn thức ăn tốt nếu nguồn gốc của giòi thực sự sạch sẽ,không bị hóa chất hay thuốc men ảnh hưởng.

7. Cào cào – châu chấu
➤Loại này có lẽ là thức ăn phổ biến nhất.Trong thời kỳ chim thay lông mà được ăn nhiều cào cào sẽ cho chim bộ lông óng mượt,đẹp đẽ.Có thể cho chim ăn cào cào ở bất kỳ thời điểm nào,mà không sợ tác dụng phụ.Liều lượng từ 5-10 con hoặc hơn tùy từng nhu cầu của chú chim. loại tốt nhất cho chim nên dùng cào cào non (cốm) loại chưa mọc cánh.
Cách bảo quản cào cào:
Đơn giản nhất vẫn là cho vào hộp nhựa,đậy kín,rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.Mỗi lần cho chim ăn thì lấy lượng vừa đủ rồi cho rã đá tự nhiên là được.

8-Liu điu và tắc kè.
➤Đây là 2 loại thức ăn nóng,dành kích thích chim lên lửa.Thích hợp dùng cho chim chọi,nếu chim đấu hót ngoài cội hoặc đem đi thi thì 1 tuần cho chim ăn tầm 2 con là hợp lí,Cũng ko nên cho chim ăn nhiều quá,dễ làm chim căng quá,sinh ra tác dụng phụ.
Bảo quản 2 loại này thì chỉ cần cho vào hộp,xô,chậu có thành cao,không cho bò ra ngoài,thức ăn thì có thể ăn bã mía,sâu gạo,vứt một miếng bông thấm nước và cho chúng liếm là có thể sống trong thời gian khá dài.

9.Sâu cá rồng
➤Sâu cá rồng là loại thức ăn tiện nhất,giống như cào cào,có thể cho chim ăn sâu cá rồng tại bất cứ thời điểm nào mà không sợ tác dụng phụ.
Cách bảo quản sâu cá rồng.
Có thể cho vào khay,chậu, nuôi sâu bằng các loại rau,quả,củ,bánh mì…

10. Sâu quy – sâu gạo
➤Giống như liu điu và tắc kè.Đây là loại thức ăn để kích thích chim lên lửa và giữ lửa cho chim.Chỉ cho chim ăn loại sâu này khi chim đã xong lông.Không nên cho ăn lúc chim đang thay lông,dễ xảy ra tác dụng phụ là bộ lông bị xoăn,sâu lông.Liều lượng 1 ngày 1 cóng nhỏ,hoặc 2 ngày 1 cóng nhỏ.Kết hợp ăn cùng các loại mồi tươi khác.
Cách bảo quản sâu gạo:
Có thể cho vào khay,chậu,nuôi sâu bằng bánh mì,bỏng gạo,bột ngô,cá,xác chim chết….

11. Thạch sùng
➤Loại này tuơng tự như Liu điu và thằn lằn nhưng dễ kiếm hơn, chỉ cần một bình nước có bơm khí, hoặc súng phun nước. Buổi tối tìm chỗ nào có ánh đèn, thì sẽ có thạch sùng, dùng súng phun nước phun vào đối tượng nó giật mình sẽ rơi xuống đất, khi tiếp đất phải mất 2 3 giây mới bò đi, lúc này cần nhanh tay tóm gọn là được. Mang về cắt nhỏ cho chim ăn. Nếu bắt được nhiều cho hết vào hộp nhựa đục thật nhiều lỗ và treo gần bóng đèn thạch sùng sẽ tự bắt muỗi ăn.

12. Gián đất
➤Loại này có thể cho ăn cả trong thời kỳ thay lông và khi thay xong lông, giúp chim có thể bổ xung thêm vitamin con thiếu trong điều kiện nuôi nhốt, tìm gián đất ở ngoài vườn lật nhưng viên gạch ra nhưng chỗ đất ẩm, vụn như mùn cưa rất nhiều. Muốn bắt được nhiều thì trước khi lật viên gạch lên úp 1 cái xô thủng đủ rộng hơn viên gạch, khi lật gạch lên gián chỉ loanh quanh trong xô không thể bò đi xa được, vậy chỉ việc nhặt cho vào hộp.

13. Các loại thịt tươi
➤Thịt bò, thịt lợn tươi … đều là nguồn thức ăn nhiều đạm,do vậy thỉnh thoảng có thể cho chim ăn vài miếng thịt tươi,nên cho ăn thịt nạc để chim dễ ăn và dễ tiêu hóa,cắt nhỏ cho chim ăn,không nên cho ăn quá nhiều 1 lần,có thể cho ăn hàng tuần đều được.

14. Tôm nhỏ – tép gạo 
➤Có thể cho chim ăn bất cứ thời điểm nào,tuy nhiên cũng ko nên cho chim ăn quá nhiều là được, loại này thường đã được bổ sung trong cám chim

Lưu ý nho nhỏ. Nếu bạn thích bài viết này của mình hãy cho mình 1 like,nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn thì share về tham khảo,nếu bạn không thích bài viết thì cho mình 1 nhận nhận xét.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *