Cách bẫy chim bằng mồi đất

Cách bẫy chim bằng mồi đất

Chọn vị trí để thả mồi:
Đây là mấu chốt của sự thành hay bại, nếu con mồi hay mà thả nó ở vị trí bất lợi, dù hay cỡ nào cũng khó mà bắt được con bổi …. Xin nói thêm thế nào là vị trí có lợi và vị trí bất lợi.

Related image
Vị trí có lợi: 
– Nơi thả con mồi phải là khu đất trống, cao hơn, dễ nhìn hơn từ trên cao, ở mọi tư thế, mọi góc độ …bổi đều phát hiện con mồi được ngay mà không cần phải tìm kiếm ….(đông -tây – nam -bắc)
– Cây thế hay cội thế, ta chọn những cây độc lập hay cây khô đứng giữa những cây xanh khác nhưng phải có chiều cao vừa tầm 5-10m, cây này phải thông thoáng, quang đãng (không chọn những cây rậm). Khi thả mồi ta phải canh sao cho khoảng cách từ cây, độ cao của cây, độ hạ xuống của con bổi sao cho thật hợp lý … 
– Ngụy trang thật đơn giãn nhưng phải gần giống với ngoài thiên nhiên. 
Vị trí bất lợi:
– Dưới gốc một cây thật cao mà lại rậm rạp … con mồi gáy muốn chết luôn mà con bổi vẫn không tìm thấy.
– Con bổi từ trên cao cứ bay vòng vòng hồi lâu mới phát hiện con mồi …
– Đừng bao giờ thả con mồi gần nơi có ổ kiến, nơi quá rậm rạp hoặc nơi quá nắng …nên nhớ nhé!
Nói tóm lại khi ta thả con mồi ra mà nó chịu gáy ngay thì nơi đó đã an toàn, còn khi ta thả con mồi ra mà nó cứ teo cái cần cổ lại nguy hiểm đó bạn, chọn ngay vị trí khác … phần này thì linh cảm của con mồi hơn hẳn quan sát của chúng ta … (có lần mới mua con mồi về khi thả mồi ra đất nó cứ nhón cao cổ không chịu gáy … giận quá định đập cho nó 1 cái nhưng khi ra thì phát hiện con chó đang đứng rình. Khi mồi nằm mọp xuống là có bồ cắt ở gần …. cứ xoay lòng vòng, tung bạch bạch là có kiến hoặc quá nắng… cứ nhìn vào đầu con mồi là biết có nguy hiểm hay không …) nhớ nghen nhìn vào đầu con mồi là biết.

Các vùng đất nguy hiểm không nên thả mồi:
1. Gần các ụ mối, hang lỗ … vùng đất này rất nguy hiểm vì mồi hay bị rắn trong ụ mối mò ra quấn… chết mồi. 
2. Gần các ổ kiến đất: khi thả mồi ta chỉ thấy một hai con nghĩ là không sao … nhưng chỉ mười hay mười lăm phút sau thì con mồi của bạn chỉ dẫy đành đạch … vì bị kiến bu … để khắc phục tình trạng này cũng dễ thôi … khi đi bẫy chim bạn nên mua theo một chai dầu gió rẻ tiền như dầu phật linh … trước khi thả mồi bạn bôi vòng vòng cho có mùi … bảo đảm lũ kiến kia không dám đến gần … 
3. Gần các lùm cây rậm rạp … dễ bị bồ cắt cu và chồn chụp … chết mồi. 
4. Gần các gốc cây mục, cây đổ ngã … nguy hiểm. 
5. Gần cây mà bồ cắt hay đậu … loài chim cu rất tinh nếu nó nghe thấy, ngửi thấy mùi của bồ cắt là nó cứ teo tóp mình lại, có con mọp sát đất … có con cứ hụ hụ … ở những vùng này con mồi không bao giờ dám gáy … ta nên dọn đi vùng khác an toàn hơn.

Vài điểm cần lưu ý khi giăng dò:
Khi đánh mồi đất thì khâu giăng dò vô cùng quan trọng, thành hay bại chỉ nằm ở điểm này mà thôi. Dù cho con mồi của bạn hay cỡ nào đi chăng nữa nếu bạn không biết giăng dò thì cũng trở nên vô dụng. chỉ phí sức và tội nghiệp cho con mồi của bạn mà thôi. (con mồi thì bị con bổi đá cho te tua, gù muốn tắt tiếng mà con bổi vẫn cứ ung dung đi qua đi lại …). thế có tức không? 
Có rất nhiều nghệ nhân thuộc nằm lòng các chiêu thức, kỹ thuật giăng dò … nói ra nghe vanh vách … nhưng khi va chạm thực tế thì lại thấy mình còn quá nhiều khiếm khuyết tại sao vậy? Thực ra thì trong thực tế bạn phải giăng dò với một tốc độ rất cao, đòi hỏi sự chính xác tối đa, thật bài bản và chuẩn mực mới mong có cơ may bắt được bổi …. trong suốt quá trình giăng dò thì con bổi cứ bay qua bay lại, đấu với con mồi của bạn liên tục, con mồi cũng đáp trả ào ào … làm cho tim bạn cũng thình thịch, thình thịch … hồi hộp …tay chân múa loạn xạ, không đâu vào đâu … bạn phải nhanh tay hơn nữa, không cho con bổi phát hiện ra mình nên cứ cặm cặm cặm, cặm đại … chạy vô chổ trốn … cũng từ chổ cặm đại ấy mà đã dẫn đến điều đáng tiếc không bắt được con bổi hay. Tiếc thật giá như ta bình tĩnh hơn thì …. đâu có cái cảnh nhìn con bổi ung dung ngoài kia … và đây là những điều mà ta hay mắc phải.
1. Bạn sợ con bổi phát hiện ra bạn, sợ bị lộ nên bạn cố giăng dò thật nhanh và mau chóng tìm chổ núp, chạy lẹ đến chổ núp, điều đó rất dễ xảy ra khiếm khuyết. 
2. Tâm lý của bạn không thật sự ổn định, còn hồi hộp, nôn nao, không kìm chế được bản thân khi nghe con bổi dữ bay về.
3. Thao tác của bạn còn vụng về không chuẩn xác, loay hoay lại làm rối dò….sau đó cắm cho xong dẫn đến tình trạng dính móng và cũng đã có nhiều con bổi hay bị xẩy nhìn nó bay đi mà ta lại trách mình.
4. Vội vàng thả mồi mà không tìm một địa thế hay địa hình có lợi … 
Tóm lại:
– Về mặt địa thế thì các bác cứ bình tĩnh chọn địa thế đẹp, mặc con bổi nó đảo, cứ bình tĩnh mà cắm dò, nếu đi hai người thì có thể một người mang mồi ra chỗ khác.
– Nếu địa thế có độ dốc thì con bổi không bao giờ xuống phía dưới thấp hơn mồi. Bao giờ cũng phải ngang hoặc phía trên, vì vậy không cần cắm phía dưới cho tốn dò.
– Không dọn bãi quá sạch sẽ, càng tự nhiên càng tốt.

Những kĩ thuật giăng dò cơ bản:
1. Giăng kiểu hàng rào: Kiểu này giăng thẳng như cái hàng rào vậy, dò này nối với dò kia thành một đường dài. 
– Ưu điểm: Bổi chỉ cần băng ngang qua là té ngay, đi kiểu nào cũng dính, cứ muốn qua bên kia hàng rào là đem đựng nó vào túi rút ngay.
– Nhược điểm: Hơi lộ, dễ bị bổi phát hiện.
2. Giăng hình chữ chi hay dích giắc: (còn được gọi là hàng rào thưa) tức là giăng một dò bên phải, một dò bên trái, cứ phải trái nối nhau.
– Ưu điểm: Bổi khó phát hiện ra dò.
– Nhược điểm: Nếu bổi không đi ngay đi thẳng vào mà đi xéo thì khó mà dính bổi.
3. Giăng hình chữ L, chữ U, chữ C … 
4. Giăng một chùm hay một lùm (y như rừng cây vậy) 
– Ưu điểm: Bổi chỉ cần sà xuống cái lùm này coi như toi đời … 
– Nhược điểm: Rất dễ nhìn thấy …. 
5. Giăng hở – kín (ngoài hở trong kín … anh em thông cảm nghen cái này do Nguyên đặt tên nói cho dễ hiểu … ) Cái này khó diễn tả quá … giăng chừa đường cho con bổi đi từ ngoài vào khi con bổi bị con mồi dụ lọt vào hiểm địa … vùng hiểm địa này Nguyên gọi là vùng kín vào thì dễ ra thì khó, giăng kiểu này hơi rắc rối.
6. “Dương đông kích tây” là chiêu hiệu quả vô cùng. Chiêu này như sau:
– Giăng một bộ dò chặn đường chạy của bổi (chạy vào đá mồi) 
– Giăng một bộ dò sàn (chặn đường đi quanh quanh của con bổi). 
– Giăng một tay dò ẩn (bộ dò này thường giăng trong cỏ hoặc trong lớp lá khô …). Khi con bổi từ trên cây sà xuống nó sẽ vừa gù vừa chạy, có con vừa gù vừa đi đến chổ con mồi, nếu con bổi không biết dò thì ta đã bắt nó khi nó chạy qua bộ dò chặn, nếu nó khôn hơn thì ta sẽ bắt nó ở bộ dò sàn, còn nếu nó quá tinh … quá trận nó sẽ né dò chặn và dò sàn … nó sẽ đi ra xa dần nơi nguy hiểm, lúc này phải nhờ vào tài năng của con mồi dụ nó vào … nó sẽ tìm cách đến bên con mồi nhưng không bao giờ đi đến vùng tử địa … nên nhất định nó sẽ đi vào trong cỏ hoặc lá khô tìm đường vào … vô tình bị bộ dò ẩn xích chân … thế là cho nó vô túi rút luôn nghen. 
7. Những chiêu dành cho bổi trận:
– Dương đông kích tây, như trên có nói cắm một bộ trong lá hoặc cỏ ngụy trang cho khéo. Sau cắm thêm vài bộ cho lộ, cố tình cho nó thấy.
– Chim càng trận cắm càng ít dò, càng gần bội càng tốt.
– Cắm dưới chân một hòn đá hay khúc cây nhỏ cao chừng 10cm sao cho khi chi leo lên rồi bước xuống là vừa tầm.
– Không cắn dò cho bổi xuống vỗ mồi thoải mái rồi ra cắm (mồi phải lỳ).
Còn nhiều cách cắm dò nhưng phải tùy địa hình và tập tính của từng con. Cách này không được thì dùng cách khác.
Nói tóm lại giăng kiểu nào… tùy vào mỗi người thích chọn lựa mà thôi nhưng dù sao đi chăng nữa bạn cũng nên dự đoán con bổi bay về đậu ở cây nào và xà xuống đất chổ nào, chạy đến đâu … tùy vào từng tình huống, từng địa hình cụ thể mà ta có chiến thuật đối phó hợp lý nhất.
Chạy đường trời cho khỏi nắng mưa … con vật làm sao có thể hơn con người được … có đúng không các bạn.
Cách giăng dò: đối với mồi có chụp 
Ta chọn vị trí thuận lợi thả mồi …nhưng ta phải đoán được hướng rơi xuống, sà xuống của con bổi …ta giăng 1 bộ dò từ chụp thẳng đến hướng cây thế “hướng Bắc 1 bộ giăng thẳng”. Hướng Nam ta ngụy trang bằng cỏ, sao cho bổi không tấn công được con mồi từ phía sau lưng …Hướng Đông ta giăng dò hình chử L hơi nghiêng hay chử C cũng được …Hướng Tây tương tự như hướng Đông …
– Chú ý đừng giăng dò đầu tiên sát lụp quá vì con mồi lúc buồn buồn nó thò mỏ gắp mấy cọng cỏ , gắp luôn mấy cọng dò…..rồi ta tự hỏi tại sao con bổi cứ đi qua đi lại mà vẫn không dính …
Đi rừng có khi ta chỉ cần giăng 1 bộ dò là đủ nhưng phải giăng hình chữ U ( dò đầu và cuối sát lụp, khúc cong ở giữa quay đến hướng cây thế …).
Cách giăng dò: đối với mồi đất đánh trần
Mỗi người đều có một phong cách chơi riêng không ai giống ai nhưng nếu bạn sử dụng mồi dây đánh trần mà không theo một quy luật thống nhất thì sẽ khổ thân cho con mồi của bạn. Do đặc điểm của con mồi dây đánh trần nên cách giăng dò cũng có phần hơi khác hơn một tí so với mồi đât có úp, vụ này không giăng kỹ thì con bổi nó đá bể con mồi luôn. Còn nhớ lần đầu đi đánh mồi dây, cũng làm ụ đất cho mồi đứng, cũng giăng dò rất cẩn thận nhưng khi bổi về cứ ngang nhiên vào đá mồi bịch bịch, sợ mồi bể mình ra đuổi, sửa lại dò…. bổi lại rớt xuống tiếp nhưng vẫn không bắt được con bổi đó đành ra về tay không, khi về nhà nghĩ tức lắm vì khi mua mồi ông chủ của nó có dặn “Chơi mồi đánh trần con phải cẩn thận, chỉ cần một sơ xuất nhỏ là “mất mạng” … có khi bị bổi đá bể luôn, ông ấy còn hướng dẫn sơ sơ cách cắm dò, mình tiếp thu ngay vậy mà đã mấy lần xuất trận, ra rừng lại cứ về tay không … rồi lại nghĩ hay là cách giăng ấy có vấn đề, Rồi một ngày nọ mình thả con mồi ra chỉ cách chổ núp có 3 đến 4m, khi con bổi sà xuống, đá một trận, hai bên thi nhau sàn qua sàn lại gáy gù inh ỏi và sau đó là đá giáp la cà, lông rụng lã tả còn mình thì ngồi im quan sát không dám ra đuổi. Đây cũng là lần đầu tiên xem chim cu đá và sau đó là dính. Cũng từ lần núp này mà mình đã nghiệm ra cách cắm hiệu quả, sau này khi đi đánh rừng chỉ giăng đúng một bộ dò là đủ.
– Trước tiên bạn làm cho nó cái ụ đất và bạn lấy ụ đất đó làm chuẩn hay tâm điểm. 
– Bạn ước lượng cọng dây chân dài bao nhiêu, cộng thêm chiều dài của cái đuôi chim (nếu bạn không tính được điểm này thì khi giăng dò con mồi đi vòng vòng, có con sẽ mổ và kéo mấy cọng dò sút hết hoặc bị cái đuôi làm cho sút dò nên khi bổi đáp xuống đi qua đi lại ngay vùng tử địa mà cứ ung dung là vậy). 
– Sau khi ước lượng được độ dài cần thiết thì chúng ta bắt tay vào việc giăng dò (à nếu là con mồi dạn thì ta thả nó ra cho nó đứng lên ụ đất trước sau đó mới giăng dò, còn nếu con mồi hơi nhát thì ta giăng dò trước sau đó mới thả nó ra, nhớ nghen). 
Cách giăng: 
– Giăng một cái vòng tròn lớn bao quanh con mồi và ụ đất , sau đó giăng ra các tia (y như hình mặt trời và các tia nắng vậy), cách này tốn nhiều bộ dò
– Giăng hình vòng cung, cắm từ chân dò số một đến chân dò số 6, ba chân còn lại ta giăng vuông góc kéo ra ngoài cột vào cục chì, như tia nắng và mặt trời giăng 2 đến 3 bộ còn khu vực trống ta dùng cỏ che chắn lại không cho bổi đi lối đó. 
– Ta cũng có thể giăng một bộ dò hình bán nguyệt còn hai bộ khác ta giăng hình chữ C … chổ trống ta dùng cỏ che chắn. 
– Khi đi rừng thì bạn nên tìm một địa hình có lợi nhất khi ta thả con mồi, ép cho nó vào một góc sân , bên mặt trước ta làm một cái sân bằng phẳng, sao cho khi con bổi muốn tiếp cận với con mồi phải đi qua cái sân này, “chỉ một đường duy nhất ” ta chỉ cần giăng đúng một bộ là đủ. (Cái này nghệ thuật nghen). Nếu giăng nhiều bộ dò thì:
– Bộ thứ nhất ta giăng hình bán nguyệt, canh sao cho con mồi đánh trần khi đi lại đuôi nó không quẹt vào các chân dò.
– Bộ thứ hai ta giăng hình chữ chi. 
– Bộ thứ ba ta giăng ngay phần cỏ ngụy trang sau lưng con mồi, bộ này chuyên bắt mấy anh bổi trận.
– Cách giăng khác ba bộ đều giăng chử L …
* Nhìn chung giăng dò là cả một quá trình nghệ thuật, không phải chỉ là học một ngày, một bữa mà lĩnh hội được ngay mà phải trãi qua thực tế, chiêm nghiệm từ từ, từ đó chọn lọc ra cách hiệu quả nhất, ưng ý nhất. Tại sao có người giăng ba bộ dò mà bắt được cả ba con, có người cũng giăng ba bộ, mới bắt được có một con mà đã dính với nhau hết rồi, lo gở dò mệt nghỉ.

Chuẩn mực khi cắm dò:
1. Dò cắm xuống đất phải ngay thẳng, dây theo phải song song mặt đất, gần chạm đất (nếu ta cắm quá sâu dây theo chạm đất khi có gió thổi lá cây bay qua dính vào dây, đè lên dây … khó mà dính bổi, ta nên chú ý đến điều này). 
2. Không được cắm dò ngã ngữa ra sau vì khi dò bị ưỡn như vậy rất khó dính chân bổi … đôi khi lại dính cổ chim dẫn đến bổi bị chết nếu ta không phát hiện sớm . 
3. Không được cắm dò quá cắm (cắm đầu xuống) vì cắm như vậy thường hay dính móng hay sẩy . 
Hiện tượng khi bổi dính dò:
– Bổi đang gù đấu với mồi dữ dội bỗng tắt ngang hay nín ngang ….dính.
– Bổi nằm nghiên không gáy không gù (con này bị té nằm luôn, nằm vạ) ….dính.
– Bổi đang chạy, vừa chạy vừa gù mà té ngang …. dính chân.
– Bổi đứng rỉa chân cứ dở dở chân lên, kéo kéo … dính chân.
– Bổi đi thụt lui , cứ lùi lại tìm đường thoát thân là … dính cổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *