Tản mạn sông Hồng – Quê hương của loài chim nổi tiếng ” Sơn ca “

Tản mạn sông Hồng – Quê hương của loài chim nổi tiếng ” Sơn ca “

Dòng lưu của sông Hồng uốn lượn chảy siết phía đông thành phố Hà nội, ngoài việc điều hòa phong thủy nó còn tạo ra nhiều giá trị kinh tế. Những bãi đậu, luống cà hay cánh đồng ngô xanh mướt trải dài trên bãi bồi đậm chất của phù sa được bồi đắp, những cánh buồm nho nhỏ nhấp nhô trên sóng xa xa gần gần mờ ảo theo khói sương lập lờ trên mặt nước, hay nhưng mảnh vó chao lượn theo cánh tay rắn rỏi nhưng mộc mạc rám nắng của bác thợ chài. Tất cả như hiện về một ký ức của tuổi thơ thật khó quên của một thời thơ ấu vào những trưa hè trốn cha mẹ đi bắt chuồn chuồn hay tìm tổ chim dưới gốc lạc.

Đối với những người mê tiếng hót của các loài chim thì nơi đây cũng gắn liền với một loài chim rất quý, một loài chim có một vị trí cao trong thơ ca, sống trên mặt đất và có một giọng hót mê hoặc lòng người, đó là Chim Sơn Ca.

Vào tháng 2 ~ tháng 3 dương lịch cũng là những tháng cuối xuân đầu hạ, đây là dịp Sơn ca tìm bạn tình, cùng nhau xây dựng tổ ấm để cho ra đời hậu duệ kế nghiệm cuộc đời ca hát cho mai sau. Cũng trong khoảng thời gian đó những năm về trước cũng chính trên mảnh đất phù sa màu mỡ này xuất hiện một hiện tượng sinh học vô cùng kỳ thú.. ta có thể bắt gặp bất kỳ chỗ nào nơi nào tùy vào khu vực mà số lượng đông đặc hay thưa thớt , những cánh buồm nhỏ li ti trắng muốt nhưng mỏng manh bay lượn vật vờ lung linh trong ánh nắng mai, đó là con Phù dung ( quê tôi hay gọi với cái tên dân dã con vờ vờ ).. Vờ vờ ( phù dung ) là một loài côn trùng thuộc họ nhà chuồn chuồn, có kích thước to bằng con châu chấu, đôi cánh mỏng manh dựng lên như cánh buồm tí xíu. Để trải qua thời ấu trùng dưới nước trước khi lên bờ Vờ vờ ( phù dung) phải trải qua 20~23 lần lột xác trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm, đến năm cuối cùng nó lột xác vào rạng sáng đến lúc mặt trời lên là khô cánh, chúng bay khắp nơi dọc bờ sông tìm bạn tình giao phối, sau khi giao phối xong con đực kết thúc số phận còn con cái tranh thủ chao xuống mặt sông để đẻ trứng rồi nó cũng kết thúc nốt số phận mình trước khi mặt trời lặn.. Quãng thời gian lên bờ thật ngắn, ngắn đến mức nó không thể biết được trên thế gian này có hiện tượng ngày và đêm.. trong thâm tâm nó chỉ đơn giản thế gian chỉ là ban ngày… cái chết của phù dung cũng làm cho chuỗi thức ăn của các loài sinh vật bãi bồi như : Chim, cá, ếch, cóc..vv thêm phong phú. Tôi thầm nghĩ phải chăng Sơn ca đã chọn thời điểm này để đâm hoa kết nhụy lấy phù dung để nuôi đàn con chăng ?

Những năm gần đây do người dân có của ăn của để người ta có nhiều sở thích, thú chơi. Nạn săn bắt vô bến của con người đã làm cho loài sơn ca SH đứng trên bờ tuyệt chủng mặt khác cũng còn rất ít người còn trồng lạc trồng vừng và kèm theo biến đổi khí hậu, dòng lưu ngày càng cạn kiệt, tác động trực tiếp đến môi trường sống sinh sống của Sơn ca. Thức ăn cạn kiệt, khí hậu biến đổi, con người săn bắt dáo diết…. Tiếng hót bên bờ sông hồng lịm dần, lịm dần đi, chỉ còn trong ký ức tuổi thơ của người dọc bờ sông hồng, chỉ còn nhắc đến trong thơ ca.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *