bảng câu hỏi giúp cha mẹ tự đánh giá môi trường ở nhà hoặc nhà trẻ

bảng câu hỏi giúp cha mẹ tự đánh giá môi trường ở nhà hoặc nhà trẻ

 

Môi trường ở nhà hay nhà trẻ mà bạn đang cho trẻ tới hàng ngày có phải là môi trường tốt cho phát triển não của trẻ hay không? Bạn hãy tự đánh giá bằng cách trả lời các câu hỏi sau (được rút gọn từ bảng câu hỏi HOME cho các gia đình có con từ 0 – 3 tuổi).

1. Mức độ phản ứng của người trông trẻ về mặt ngôn từ và cảm xúc: khi trẻ nói, người trông trẻ có phản ứng bằng lời một cách trìu mến, thân thiện thay vì không phản ứng hoặc chỉ dùng ngôn ngữ cử chỉ?

2. Mức độ kiểm soát và trừng phạt: người trông trẻ có cố gắng kiểm soát các cơn nóng giận, mắng mỏ, đánh đập hoặc các hành vi tương tự?

3. Môi trường: trẻ có cảm thấy an toàn không? Trẻ có được tiếp xúc thường xuyên với các người lớn khác? TV, đài và các thiết bị tương tự có được sử dụng ở mức tối thiểu không?

4. Đồ chơi thích hợp: Có đồ chơi phù hợp để trẻ có thể chơi để kết hợp hoạt động của tay và mắt? (ví dụ như các đồ vật để xếp chồng lên nhau, đồ chơi với các phần có thể tách rời, đồ chơi xếp gạch, và các đồ chơi khác có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau). Đồ chơi có thú vị nhưng không quá nhiều chi tiết? Đồ chơi có khiến trẻ phải chủ động chơi hay chỉ thụ động ngồi nhìn?  (hãy cẩn thận với các đồ chơi điện tử – phần lớn các đồ chơi này không đạt yêu cầu trong mục này).

5. Mức quan tâm của người trông tới trẻ: Người lớn có biết trẻ ở đâu? Người lớn có để ý trẻ thường xuyên và tỏ vẻ quan tâm đến các hoạt động của trẻ?

6. Ngôn ngữ: Người trông có dùng ngôn ngữ trìu mến để nói chuyện với trẻ và nhận xét thêm về những gì trẻ đang làm? Người trông có  khuyến khích trẻ nói? Nếu phải sửa lỗi cho trẻ (trong trường hợp trẻ nói không đúng), người trông trẻ thể hiện thái độ nhẹ nhàng hay thô bạo và không giải thích? Người trông có thường xuyên đọc sách cho trẻ không?

7. Cơ hội cho các hoạt động đa dạng: Người trông trẻ có cho trẻ cơ hội được ra ngoài hoặc tiếp xúc/chơi với các đồ vật mới?

Điểm xét theo bảng câu hỏi HOME cho thấy các trẻ có khả năng chậm phát triển sau 3 năm, nếu ở trong môi trường có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển não, đạt được mức bình thường khi được đánh giá trí thông minh. Những đứa trẻ ở trong những môi trường đạt điểm thấp tiếp tục cho thấy dấu hiệu chậm phát triển.

Mức độ tương tác giữa trẻ và người trông trẻ và chất lượng của tương tác (chứ không phải giá cả) của đồ chơi chính là những yếu tố đặc biệt quan trọng.

(nguồn: “Your child’s growing mind: Brain development and learning from birth to adolescence” của Jane Healy).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *